Tăng trưởng xanh: Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới
Tại Hội nghị Thúc đẩy Tăng trưởng xanh: “Lộ trình đến thành công,” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Boston Consulting Group (BCG) phối hợp tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa giữa sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế với mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính. Theo đó, kinh tế xanh cần đạt mốc 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.
Theo báo cáo từ BCG, để tăng tốc tăng trưởng xanh, việc chuyển dịch hai ngành điện gió và điện mặt trời sẽ đóng góp vào GDP lên đến 70-80 tỷ USD, đồng thời tạo ra khoảng 90-105 nghìn việc làm. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch, dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo, có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm cho người dân.
Trên thực tế, việc hợp tác quốc tế để phát triển những hướng đi bền vững, lâu dài cho nền kinh tế và môi trường tại Việt Nam không phải là câu chuyện mới. Trước JETP, Chính phủ Việt Nam cũng đã chủ động kết nối với các quỹ đầu tư quốc tế, điển hình là Quỹ đầu tư VOI, trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo. Được thành lập từ năm 2008 và luôn kiên định với những giá trị cốt lõi, cùng sứ mệnh và tầm nhìn của mình, VOI đã thành công trong nhiều dự án đầu tư, đặc biệt ở các lĩnh vực trọng điểm như: y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, hạ tầng, tiện ích…
VOI – Quỹ đầu tư đồng hành cùng kinh tế Việt Nam trên lộ trình tăng trưởng xanh
Một trong những dự án nổi bật trong những năm gần đây của VOI là khoản đầu tư vào CME Solar, công ty chuyên về đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo áp mái khắp Việt Nam. VOI đã chọn CME Solar là dự án trọng điểm để đầu tư vì cả hai cùng hướng đến mục tiêu "Xanh Hóa" Việt Nam nhằm giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Theo ông Chung Diệu Tuấn - Tổng Giám Đốc của CMES, CMES hiện đang cung cấp các giải pháp tối ưu để giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua các dự án điện mặt trời áp mái. Điều này bao gồm việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống, cũng như cải tiến công nghệ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy cho khách hàng.
Với đội ngũ có chuyên môn cao và vận hành theo chuẩn quốc tế, CME Solar đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và ESG tại Việt Nam, trở thành đối tác của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Saint Gobain, CJ Foods, Puratos và Tập đoàn Foxconn. v.v .
Đáng chú ý ngay tuần đầu tháng 6/2023, Công ty CMES đã ký kết và hoàn tất các điều khoản hợp tác chiến lược với Sumitomo Forestry - Tập đoàn Lâm nghiệp hàng đầu của Nhật Bản. Bằng cách tập hợp các nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm, Liên doanh mới CME Solar và Sumitomo Forestry sẵn sàng đẩy nhanh quá trình phát triển lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam. Đây chính là mục tiêu thiết yếu của liên doanh này.
Hiện nay, các dự án điện áp mái của CME Solar đã cung cấp một phần điện sản xuất quan trọng ở các khu vực miền bắc đặc biệt là vùng Hải Hậu Nam Định. Khi vào mùa khô, lưới điện quốc gia không cung cấp đủ điện cho sản xuất thì điện mặt trời áp mái đã giải quyết được vấn đề đó.
VOI và CME Solar đã và đang cùng hành động trên con đường "Xanh" Việt Nam, hướng tới giảm lượng khí thải CO2. Với những thành công đã đạt được, VOI hứa hẹn sẽ càng phát triển hơn nữa trong tương lai bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, đặc biệt là những dự án trọng yếu trên hành trình tăng trưởng xanh, góp phần tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
Từ năm 2012, VOI đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư Cơ sở hạ tầng TP. Hồ Chí Minh (CII) - một công ty với nhiều dự án hạ tầng nổi bật đã định hình cảnh quan TP. Hồ Chí Minh và khu vực xung quanh, như: Cầu Rạch Chiếc, Cao tốc Hà Nội, Cầu Sài Gòn 2, Cầu Bình Triệu 1, Dự án Phát triển Lakeview 1,2 (Thủ Thiêm)... VOI đã từng là một trong những cổ đông lớn nắm giữ gần 10% sở hữu vốn trong CII. |