GS Đặng Hùng Võ: 'BĐS hiện nay vô vàn khó khăn, còn khó hơn cả 10 năm trước'

Thứ tư, 10/05/2023, 12:50 GMT+7

GS Đặng Hùng Võ cho rằng thị trường bất động sản hiện nay không chỉ rơi vào trầm lắng, không có giao dịch mà còn có những khó khăn hơn thị trường của 10 năm trước đây. Trong đó, gốc rễ của khó khăn hiện tại một phần do tắc nghẽn nguồn vốn.

 

GS Đặng Hùng Võ: 'BĐS hiện nay vô vàn khó khăn, còn khó hơn cả 10 năm trước'

Thị trường khó khăn hơn cả 10 năm trước 

So sánh thị trường bất động sản hiện nay với 10 năm trước, GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết 10 năm trước tình hình kinh tế nói chung cũng như bất động sản nói riêng rất bi đát, rất khó khăn. Khi đó, Thủ tướng cũng đưa ra một loạt biện pháp, trong đó tập trung vào tháo gỡ vướng mắc cho thị trường thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng sau Nghị quyết 02, tập trung hỗ trợ cho phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội. Nhờ đó, sau Nghị quyết 02, gần như thị trường được tháo gỡ vướng mắc.

Còn thị trường bất động sản hiện nay cũng tương tự như giai đoạn trước vì tắc nghẽn nguồn vốn, nhưng chúng ta lại chưa đào sâu vào những khó khăn.

Phân tích sự khác nhau giữa 10 năm trước và giờ, có thể thấy rằng thời điểm ấy là xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trong đó bắt đầu từ khủng hoảng tài chính của Mỹ, mà nguyên nhân chủ yếu là từ thị trường bất động sản. Khi đó thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, lạm phát rất khủng khiếp, khiến đồng tiền mất giá, nguồn cung bất động sản cao cấp quá nguồn cầu khiến không ít dự án bị bỏ hoang nhưng thị trường bất động sản cấp thấp lại phát triển rất mạnh nhờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Hiện giờ, thị trường Việt Nam cũng có ảnh hưởng bởi thị trường tài chính quốc tế, nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ, Thụy Sỹ, châu Âu cũng rơi vào tình trạng phá sản, chiến tranh Nga – Ukraine gây nên nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ông Võ cho rằng thị trường Việt Nam hiện nay không chỉ rơi vào trầm lắng, không có giao dịch mà còn có những khó khăn hơn thị trường của 10 năm trước đây.

Trong đó, theo ông Võ, gốc rễ của khó khăn hiện tại một phần do tắc nghẽn nguồn vốn. Bởi vốn tín dụng không được khơi thông, lãi suất cho vay cao, room tín dụng không nới lỏng, cổ phiếu, trái phiếu làm mất niềm tin của khách hàng.

"Rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam kêu gọi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, nới lỏng room tín dụng. Nhưng cần đặt câu hỏi là tại sao room tín dụng ở Việt Nam lại cao, tại sao room lại không mở rộng? Nhưng cần hiểu rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng tính đến chuyện lạm phát cao thì họ phải trả lãi suất cho người gửi cao, nếu không sẽ không có người gửi", ông Võ nói.

Ngoài ra, ông cho rằng còn một lý do khác nữa, thị trường bất động sản sống được là nhờ cơ chế bán nhà hình thành trong tương lai, đây là một giải pháp cực kì thông minh nhưng lại cực kì rủi ro. Rủi ro là đẩy cho người mua nhà khi dự án bị chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng như cam kết. Nhưng với nhà đầu tư thì đây là phương pháp vốn cực kì hiệu quả, khi đó tiền xây nhà là tiền của người mua nhà.

Tuy nhiên, khi dự án bị chậm tiến độ thì nguồn vốn từ người mua nhà ở trong tương lai cũng bị tắc nghẽn. Do đó, các chủ đầu tư hiện tại đang không tận dụng được nguồn vốn của người mua nhà hình thành trong tương lai một cách hiệu quả, trong khi đây là thủ thuật vốn của chủ đầu tư vì ở nước ngoài không có giải pháp này.

Vì vậy, khi dự án bị ách tắc trong khâu phê duyệt sẽ khiến ách tắc về vốn phát triển dự án, làm hàng loạt dự án đắp chiếu. Nhưng khi ấy, nhiều chủ đầu tư lại dồn tiền của người mua nhà hình thành trong tương lai của dự án này để xử lý cho dự án đang bị ách tắc. Hậu quả là dự án không duyệt được dẫn đến khó khăn về tín dụng, khó khăn về cổ phiếu, trái phiếu. Đây là một khó khăn nhiều bề mà hiện nay phải đối mặt.

Vướng mắc chỉ được tháo gỡ khi chữa xong "bệnh" xung đột pháp luật

Nói về chính sách tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản, GS Đặng Hùng Võ phân tích, liên quan đến các vướng mắc về pháp luật của thị trường bất động sản, từ lâu Chính phủ đã thành lập các đoàn công tác chuyên biệt để tháo gỡ khó khăn cho Bộ Xây dựng, trong đó bao gồm cả Bộ Tài Chính để đưa ra những giải pháp tháo gỡ về tài chính.

Mới đây, Chính phủ cũng vừa giao UBND cấp tỉnh giao UBND cấp huyện định giá đất, được coi là một trong những giải pháp gỡ vướng trong việc định giá đất. Tuy nhiên, thực chất các dự án ở nước ta đang ách tắc cụ thể vấn đề gì? Ông Võ ví dụ một dự án được phê duyệt chủ trương cách đây 5 năm nhưng lại có sự vướng mắc trong nhiều luật nên chưa được thông qua. 5 năm sau, khi dự án được thông qua thì giá đất đã tăng gấp 3 – 4 lần, lúc này, ông Võ đặt câu hỏi liệu ai dám ký theo giá đất 5 năm trước, nếu tính theo giá mới thì nhà đầu tư có chịu nổi không? Do đó không ai dám quyết định và ký tá vì rủi ro rơi vào vòng lao lý rất cao.

Do đó, ông Võ cho rằng trước mắt tổ công tác cần phải rà soát toàn bộ dự án để giao cho địa phương, sau đó gửi Chính phủ để trình Quốc hội một Nghị quyết về tháo gỡ cho dự án, trong đó quy định cụ thể dự án như thế nào thì được duyệt, dự án nào bị bỏ lại, đây là phương án rất tốt và khả thi.

Khi Quốc hội duyệt thì địa phương mới dám phê duyệt. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra việc cản trở phê duyệt dự án.

Trong Nghị quyết 33 của Chính phủ cũng đã có kiến nghị về việc làm Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, trong đó có phần phê duyệt dự án, từ đó mới có nguồn vốn từ việc bán nhà hình thành trong tương lai và đây là nguồn tiền cực kì lớn vì trong một dự án, phần móng, hạ tầng chỉ chiếm đến 30 – 40% tổng nguồn tiền đầu tư, còn lại là tiền từ việc bán nhà hình thành trong tương lai. Cũng từ đó, thị trường bán nhà ở trong tương lai cũng ngày càng phát triển.

Nhưng cần đặt ra câu hỏi liệu các vướng mắc về mặt mặt pháp luật có tháo gỡ ngay được không? Bởi quá trình làm luật còn nhiều bất cập. Vì thế, ông cho biết đã nhiều lần kiến nghị Quốc hội xây dựng pháp luật, hoặc cho phép đấu thầu để lựa chọn một đơn vị riêng biệt để nghiên cứu xây dựng Luật chuyên biệt, đưa ra được các chính sách khách quan và hợp lý nhất.

"Trước mắt rất cần có một Nghị quyết của Quốc hội kèm danh sách dự án được Quốc hội phê duyệt để từ đó địa phương mới dám phê duyệt dự án mà không còn lấn cấn. Nghĩa là bao giờ chúng ta chữa xong bệnh xung đột pháp luật thì khi ấy các vướng mắc của thị trường bất động sản mới được tháo gỡ", GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

 

Nguồn: Lệ Chi/vietnamfinance.vn

Ý kiến bạn đọc
Triển lãm VIBE 2024 - Mang đến cơ hội kinh doanh và kết nối chặt chẽ chuỗi cung ứng ngành Nội thất và Xây dựng
05:06 ,02/10/2024

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam - VIBE 2024 diễn ra từ 2-5/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - TP. Hồ Chí Minh với hơn 500 gian hàng của 150 doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất, xây dựng và công nghệ như Nippon, Takara Standard, Vicostone, Phúc Mỹ Gia, Nhà Xinh... tham gia là một sân chơi lớn, ra đời để đón đầu làn sóng phục hồi và tăng trưởng, mang đến các cơ hội kinh doanh và kết nối chặt chẽ chuỗi cung ứng ngành Nội thất và Xây dựng.

“Không biết từ bao giờ, sở hữu 2 tỷ tiền mặt ở Hà Nội lại bị coi là nghèo đói”?!
02:25 ,17/09/2024

Tốc độ tăng giá BĐS bỏ xa tốc độ tăng lương, thành ra có trong tay tiền tỷ cũng chẳng biết bao giờ mới mua được nhà ở thủ đô?

“Có tiền, tôi vẫn muốn đi mua đất”
03:18 ,03/09/2024

Đó là chia sẻ của một nhà đầu tư đang “ôm” khá nhiều tài sản bất động sản nhưng chưa bán ra được.

Phát triển công trình xanh – Giải pháp toàn diện cho khu công nghiệp và đô thị bền vững
05:04 ,28/08/2024

Chiều ngày 27/8/2024, tại Trung tâm vận hành Keppel, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm "Giải pháp toàn diện cho khu công nghiệp và đô thị bền vững" với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững, xây dựng, và quản lý khu công nghiệp, khu đô thị với mục tiêu thúc đẩy những sáng kiến, giải pháp mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị tại Việt Nam.

Xu hướng màu sắc thiết bị vệ sinh 2024: Takumizima Nâng tầm không gian sống với sự tinh tế và sang trọng
14:08 ,05/07/2024

Năm 2024 hứa hẹn mang đến nhiều thay đổi mới mẻ trong lĩnh vực thiết kế nội thất, đặc biệt là trong không gian phòng tắm. Bên cạnh những gam màu truyền thống như trắng, xu hướng sử dụng các màu sắc mới lạ và độc đáo đang dần trở thành lựa chọn được nhiều gia chủ ưa chuộng. Bắt kịp với xu hướng mới, bộ sưu tập thiết bị vệ sinh 2024 của Takumizima mang tới sự độc đáo và tạo ra xu hướng lựa chọn cho thiết bị phòng tắm trong năm nay.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tôn vinh những đóng góp, nỗ lực của cộng đồng Môi giới bất động sản
11:15 ,30/06/2024

Ngày 29/6 tại TP.HCM đã diễn ra Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và Lễ Vinh danh Nghề Môi giới Bất động sản 2024 (VARS AWARDS). Sự kiện do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bộ Xây dựng.

Nhiều dự án chung cư gắn mác "cao cấp", "siêu sang" để huy động vốn, bán căn hộ
03:19 ,21/06/2024

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị có quy định bắt buộc chủ đầu tư phải đăng ký xếp hạng chung cư theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và công bố trước khi huy động vốn, mở bán...

Cần điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất 1,5 lần so với quy chuẩn
03:15 ,05/06/2024

Cần cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án.

Nhà đầu tư “bấm bụng” đi vay ngân hàng, chờ giá đất lên
03:16 ,22/05/2024

Bán thì tiếc, giữ thì không có tiền mặt, nhiều nhà đầu tư bất động sản “bấm bụng” tiếp tục đi vay ngân hàng, kì vọng giá đất lên sẽ bù được phần lãi phát sinh.

Chung cư chưa hết sốt giá, Hà Nội đã vào sóng đất thổ cư
02:14 ,10/05/2024

Không chỉ chung cư, phân khúc nhà đất thổ cư Hà Nội cũng được nhiều người săn đón, có nơi lên tới 400 triệu đồng/m2...

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn