Vụ kiện nhà băng Thụy Sỹ gây rúng động ngành quản lý gia sản thế giới

Thứ hai, 19/09/2022, 19:46 GMT+7

Vụ kiện mới đây của tỷ phú Bidzina Ivanishvili với công ty ủy thác Credit Suisse Trust đã khiến nhiều người phải xem xét lại về cách các công ty quản lý tài sản làm việc. 

Tỷ phú Bidzina Ivanishvili, cựu thủ tướng Cộng hòa Georgia. Ảnh: Daro SulakauriTỷ phú Bidzina Ivanishvili, cựu thủ tướng Cộng hòa Georgia. Ảnh: Daro Sulakauri

Mới đây, tỷ phú Bidzina Ivanishvili - cựu thủ tướng Cộng hòa Georgia - đã đâm đơn kiện và yêu cầu công ty ủy thác Credit Suisse Trust (thuộc tập đoàn ngân hàng Credit Suisse Group AG - Thụy Sĩ) phải bồi thường cho mình 800 triệu USD.

Theo Bloomberg, vụ kiện này đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, và còn được các chuyên gia xem như "một phép thử" đối với ngành công nghiệp quản lý gia sản trên toàn cầu. Nếu tỷ phú Ivanishvili chiến thắng trong vụ kiện, rất nhiều công ty ủy thác hay các quỹ đầu tư sẽ phải điều chỉnh lại quy định hoạt động của mình.

Ông Tang Hang Wu - giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore (SMU) - chuyên gia về lĩnh vực ủy thác và quản lý tài sản cho biết: “Những người trong ngành đều đang dõi theo vụ việc, chúng tôi muốn xem phía người thụ ủy (tức phía công ty quản lý) cần phải có những tiêu chuẩn hay nghĩa vụ gì đối với người thụ hưởng (tức khách hàng có tài sản được quản lý)”.

Phát sinh tranh chấp

Bloomberg cho biết, tranh chấp gay gắt trong vụ kiện bắt nguồn từ năm 2004, khi ông Ivanishvili chọn Credit Suisse để ủy thác và giám hộ cho khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD. Vào thời điểm đó, nhân viên Patrice Lescaudron phụ trách nhiều khách hàng của Credit Suisse bao gồm cả ông Ivanishvili. Tuy nhiên, năm 2015, Lescaudron đã bị sa thải, rồi sau đó bị kết án 5 năm tù vì tội gian lận và giả mạo chữ ký khách hàng vào năm 2018. Đến năm 2020, ông này đã tự tử trong tù.

Trong quá trình điều tra, Lescaudron thừa nhận mình đã bị thua lỗ khi dùng tiền của khách hàng để đầu tư. Vì quá hoảng loạn, ông ta đã làm giả chữ ký trên các lệnh giao dịch và sao chép các thông báo nhằm “câu giờ” để khắc phục thua lỗ. Những hành vi này của Lescaudron đã trót lọt cho tới tận năm 2015, tức năm ông này bị đuổi việc. Khi đó, khối tài sản của ông Ivanishvili đã bị mất 120 triệu USD.

Điều quan trọng là tỷ phú Ivanishvili cũng tới tận năm 2015 mới biết đến những hành vi gian lận đó. Lescaudron đã thay ông Ivanishvili dùng tài sản để đầu tư mà không được sự cho phép của vị tỷ phú.

Chính vì vậy, ông Ivanishvili đã kiện Credit Suisse Trust với lý do không "thực hiện các hành động thích hợp" để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng. Lập luận về điều này, các luật sư phía ông Ivanishvili cho rằng bên thụ ủy kiểm soát các tài khoản nên phải có trách nhiệm bảo vệ và giám sát tài sản. Hơn nữa, bên thụ ủy lẽ ra phải can thiệp từ năm 2006, ngay khi có những dấu hiệu bất ổn về hành vi của Lescaudron.

Ông Cavinder Bull - luật sư chính của ông Ivanishvili - cho biết: “Nếu bên thụ ủy điều tra các khoản thanh toán trái phép và giám sát hoạt động ủy thác theo đúng luật pháp, họ đã có thể nhận ra tài sản ủy thác đang bị sử dụng đầu tư bởi người không có thẩm quyền”.

Logo của Credit Suisse tại trụ sở chính ở Zurich (Thụy Sĩ). Ảnh: Arnd Wiegmann.Logo của Credit Suisse tại trụ sở chính ở Zurich (Thụy Sĩ). Ảnh: Arnd Wiegmann

Về phía ngược lại, các luật sư của Credit Suisse phản đối rằng theo hợp đồng, bên thụ ủy chỉ có nhiệm vụ quản lý tài khoản ủy thác chứ không có trách nhiệm giám sát dòng tiền gửi đi. Chính vì vậy, ông Ivanishvili và cố vấn của mình mới là những người phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Trả lời câu hỏi của thẩm phán rằng có nên can thiệp vào các khoản thanh toán trái phép của Lescaudron từ năm 2006 hay không, cựu giám đốc quỹ uỷ thác là ông Birri cho rằng không nên. “Chúng tôi không kiểm soát điều đó”, ông Birri nói.

Ông Birri cho biết Credit Suisse không liên hệ với ông Ivanishvili vì công ty tin rằng vị tỷ phú chỉ muốn liên hệ trực tiếp với người quản lý ủy thác của mình. Và theo ông, những khoản thanh toán như của Lescaudron "không phải là điều kỳ lạ" trong số 1.500 tài khoản ủy thác của công ty, chính vì vậy họ mới không chú ý.

Cần một chính sách rõ ràng hơn

Có thể thấy rằng vụ kiện này đã phơi bày ra nhiều mặt trái trong ngành công nghiệp quản lý gia sản. Trên thực tế, các quỹ ủy thác đã tồn tại hàng thế kỷ và được xem như phương tiện hiệu quả để chuyển giao tài sản qua các thế hệ. Hơn nữa, theo đà phát triển thần tốc của kinh tế thế giới, càng ngày càng nhiều người tìm đến các quỹ này để quản lý tiền bạc của mình.

Chính vì vậy, số lượng các quỹ ủy thác mới thành lập mỗi năm đều tăng lên đáng kể, bất chấp những áp lực và điều kiện khó khăn khi đăng ký kinh doanh. Tại Singapore - một trong những trung tâm tài chính của châu Á - có tới 64 công ty ủy thác được cấp phép hoạt động.

Tuy nhiên, vấn đề còn tồn đọng là hiện các chứng từ ủy thác vẫn có sự mâu thuẫn về giới hạn trách nhiệm. Cụ thể hơn, các chuyên viên quản lý tài sản thường không bị ràng buộc công ty và có thể tự đưa ra quyết định của riêng mình. Do đó, các công ty thụ ủy cũng hay thờ ơ và không kiểm soát các giao dịch của tài khoản ủy thác.

Ngành công nghiệp đầu tư và quản lý tài sản cần những chính sách và điều luật cụ thể hơn. Ảnh: ForbesNgành công nghiệp đầu tư và quản lý tài sản cần những chính sách và điều luật cụ thể hơn. Ảnh: Forbes

Điều này đang đi ngược lại với những tiêu chí minh bạch và rõ ràng mà ngành công nghiệp này hướng đến, giáo sư Tang của đại học SMU nhận xét. Vị giáo sư cho rằng các công ty cần có trách nhiệm ngăn chặn khi phát hiện sai phạm nghiêm trọng, hoặc ít nhất là báo cáo cho khách hàng. "Trước những hành vi sai trái, người thụ ủy cần phải can thiệp", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Tang cũng cho rằng các quốc gia cần xây dựng một bộ chính sách hoàn chỉnh đối với lĩnh vực đầu tư và quản lý tài sản, để tránh những thiệt hại không đáng có. Hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nhưng vụ kiện có thể khiến bên Credit Suisse chịu thiệt hại. Dự kiến phán quyết về vụ việc sẽ được đưa ra vào tháng 1/2023.

Được biết, ngay vào ngày thứ hai sau khi phiên tòa diễn ra, tập đoàn ngân hàng Credit Suisse đã thông báo bán lại mảng kinh doanh ủy thác của mình.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Ý kiến bạn đọc
Giá vàng lập kỷ lục mới, tâm lý FOMO ngập thị trường
00:35 ,01/11/2024

Đà tăng của giá vàng tiến về mốc 2.800 USD/oz được duy trì bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá USD ở mức cao, cho thấy mối lo về nợ nần đang là động lực chi phối mạnh mẽ hơn...

7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới?
14:34 ,15/10/2024

Phải chăng xu thế trả mặt bằng của các chuỗi kinh doanh đã lan đến thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản?

Chủ tịch VICOFA nói gì khi giá cà phê tăng điên cuồng trước vụ thu hoạch?
03:08 ,17/09/2024

Giá cà phê Robusta trên sàn London tối qua đã lúc lập đỉnh gần 5.500 USD/tấn, tăng đến 240 USD/tấn sau đó quay đầu giảm mạnh.

Mỹ: Động cơ quan trọng của kinh tế thế giới
03:33 ,03/09/2024

Mỹ được xem là một trong những đầu kéo quan trọng của kinh tế toàn cầu. Vai trò của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây càng trở nên quan trọng khi các đầu kéo khác, như châu Âu và Trung Quốc, suy yếu.

Sở hữu khối tài sản xấp xỉ 130 tỷ USD, Warren Buffett dùng 99% số tiền mình có để mua 1 cổ phiếu duy nhất và nắm giữ suốt 6 thập kỷ
03:45 ,09/07/2024

Với tài sản 127 tỷ USD, Warren Buffett cho biết ông đầu tư chủ yếu vào 1 cổ phiếu duy nhất.

Áp thuế 100% xe điện Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa, Chính quyền Tổng thống Biden khiến một mục tiêu tham vọng gặp khó
03:08 ,21/06/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tăng cường áp dụng xe điện. Nhưng mức thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm giảm sức cạnh tranh và tăng chi phí.

Trung Quốc tạo ra loại chip ‘gây sốc’: Giúp máy móc có nhận thức như não người, sở hữu tốc độ xử lý các tình huống nguy hiểm nhanh gấp 300 lần bình thường
03:00 ,05/06/2024

Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một loạt chip thị giác lấy cảm hứng từ não người đầu tiên trên thế giới, có thể ứng dụng rộng rãi trong các phương tiện tự hành và lĩnh vực quốc phòng.

 

Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
04:01 ,22/05/2024

Tính đến ngày 1/4/2024, tổng nợ của chính phủ Mỹ là 34,63 nghìn tỷ USD, trong đó nợ công đạt 27,6 nghìn tỷ USD.

Ngân hàng Anh công bố giữ nguyên lãi suất, phát tín hiệu tiến đến cắt giảm trong thời gian tới
03:52 ,10/05/2024

Ngày 9/5, Ngân hàng Anh (BOE) đã công bố giữ nguyên lãi suất như nhiều người dự đoán. Họ cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt đang kiềm chế được lạm phát, nhưng cảnh báo rằng lãi suất không chắc sẽ được cắt giảm trong tháng 6.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng
20:14 ,15/04/2024

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hóa.

 
  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn