Vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Thứ bảy, 23/09/2023, 17:26 GMT+7

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, ngày 22/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023, ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Quá trình xây dựng Luật, Nghị định và Thông tư, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo, đặc biệt là Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) để tham gia góp ý, tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền , gồm Nghị định số 19/2023/NĐ-CP và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới, được đánh giá là khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghịTS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cảnh báo, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta phải đối diện với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo, nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

Đặc biệt, Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách xám các nước cần tăng cường chống rửa tiền (AML). Đây là danh sách các nước cần được giám sát chặt chẽ của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) gồm 20 quốc gia. FATF cho biết, sẽ hoạt động để đảm bảo tính độc lập của các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra tội phạm tài chính, quản lý tài sản số và tăng cường hợp tác quốc tế chống rửa tiền. Vì vậy, có thể nói rằng phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền mã hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền Nguyễn Thị Minh Thơ cho biết, đánh giá rủi ro rửa tiền là một trong những điểm trọng yếu tại Thông tư 09. Chống rửa tiền, đánh giá rủi ro là vấn đề không mới bởi quy định về vấn đề này đã được đưa vào Thông tư 20/2019/TT-NHNN và được các ngân hàng triển khai. Theo đó, các tổ chức trung gian thanh toán, ngân hàng, công ty tài chính – những đối tượng chủ chốt thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành đánh giá rủi ro về rửa tiền tại tổ chức. Tuy nhiên, Thông tư 20 chưa đưa ra những thang điểm hay yêu cầu, hướng dẫn cụ thể. Do đó, Thông tư 09 được ban hành trong bối cảnh đặt ra những yêu cầu bắt buộc, cụ thể hóa trong quá trình thanh tra, giám sát, quản lý và hướng dẫn các đối tượng báo cáo. Đặc biệt là những đối tượng báo cáo mới tiếp cận công tác phòng, chống rửa tiền hoặc những đối tượng thuộc lĩnh vực, ngành, nghề chưa có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các quy định, chuẩn mực quốc tế.

Liên quan đến nguy cơ rửa tiền, ông Trần Việt Hùng, Cố vấn của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết sự phát triển của ngành công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra các tồn tại vô hình và thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới. Báo cáo gần đây của BCG cho thấy, ước tính tài sản mã hóa sẽ lên đến 16.000 tỉ USD vào năm 2030, tương đương 10% GDP toàn cầu.

Khi công nghệ blockchain ra đời, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng tội phạm tài chính, rửa tiền sử dụng công nghệ cao theo chiều hướng tinh vi hơn. Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào quản lý, kiểm soát tiền mã hóa, tài sản số, trên bình diện chung còn rất hạn chế.

Mặt khác, rửa tiền là hành vi tội phạm được định nghĩa là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có. Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên Hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu mỗi năm có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 – 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn.

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số, nên mặc dù Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Ông Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểuÔng Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểu

Đại diện Ngân hàng ACB mong muốn NHNN có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp được xem là “công nghệ đổi mới”; điều 44 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và điều 12 Nghị định 19 có quy định trường hợp phải báo cáo NHNN khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch nhưng chưa có hướng dẫn về trình tự, cơ chế và phương thức báo cáo; làm rõ phạm vi của quan hệ ngân hàng đại lý theo điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền; giao dịch nội bộ trong ngân hàng hoặc các giao dịch giải ngân từ ngân hàng vào tài khoản của khách hàng có thuộc phạm vi phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử hay không…

Bên cạnh đó, ACB chỉ ra rằng, một số trường hợp trên giao dịch chuyển tiền quốc tế vào Việt Nam thì ngân hàng khởi tạo không có mã Swift vì thực hiện thông qua hệ thống thanh toán trong nước trước khi qua hệ thống Swift. Do đó, đại diện ACB đề nghị NHNN xem xét loại trừ đối với các giao dịch nhận tiền mà ngân hàng khởi tạo không có thông tin mã Swift trong Luật Phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, đại diện HDBank đã đề xuất về hai vấn đề chính, gồm:

Thứ nhất, về một số biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao.

HDBank cho biết, theo điểm b, c khoản 5 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao, đối tượng báo cáo phải thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng, bao gồm các thông tin về thu nhập của khách hàng trong 6 tháng gần nhất và nguồn tiền trong giao dịch. Theo HDBank, vấn đề đối tượng báo cáo cần làm rõ hơn, đó là mức độ xác minh thông tin về thu nhập và nguồn tiền của khách hàng như thế nào là phù hợp và tuân thủ quy định của Thông tư 09.

Thứ hai, về giao dịch với tổ chức, cá nhân trong Danh sách đen của FATF. Lấy dẫn chứng từ sự việc vừa qua Myanmar bị đưa vào Danh sách đen của FATF, nhiều đối tượng báo cáo ở Việt Nam đang có khách hàng, giao dịch liên quan đến Myanmar, nên có ảnh hưởng nhất định khi áp dụng quy định mới của Luật Phòng, chống rửa tiền. Một số quy định liên quan đến giám sát các giao dịch trên sẽ dẫn đến vận hành mất thời gian, làm chậm các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông thường, ít rủi ro hoặc đòi hỏi đối tượng báo cáo phải tăng chi phí vận hành, điều chỉnh hệ thống,… để đáp ứng quy định.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết tiền mã hóa đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng tại Việt Nam nhưng khối lượng giao dịch thực tế đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới.

Theo một số liệu từ Chainalysis được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chia sẻ gần đây trong một chương trình tập huấn tại Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào cuối tháng 8/2023, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 đến 10/2022 là 90,8 tỉ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Các diễn giả thảo luận tại hội nghịCác diễn giả thảo luận tại hội nghị

Ông Phan Đức Trung cho rằng, xét theo địa chỉ truy cập mạng internet, nền tảng được sử dụng nhiều nhất để giao dịch tiền mã hóa của người dùng ở Việt Nam là sàn giao dịch Binance.com với gần 42 triệu lượt truy cập từ trong vòng 1 năm từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Nền tảng đứng thứ hai là sàn giao dịch có tên là Exness.com, với 21,89 triệu lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian.

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, Hiệp hội Blockchain Việt Nam khuyến nghị các định chế tài chính cần nhận diện giao dịch tài sản số, xây dựng quy trình và chuẩn bị tốt nhân sự. Như về nhận diện giao dịch tài sản số là một loại tài sản mà Bộ Luật dân sự Việt Nam công nhận.

Trong khi chưa có các văn bản pháp lý cụ thể về tiền mã hoá, các tổ chức tín dụng cần nhận diện và học cách phân loại tài sản này theo quy tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế… Các định chế tài chính nên xây dựng quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản mã hóa đối với các tài khoản cá nhân. Ngoài ra, phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật.

Hương Giang
Ý kiến bạn đọc
MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ
07:54 ,28/03/2025

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho nhóm khách hàng trẻ mong muốn “an cư lạc nghiệp”.

Đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng
05:12 ,27/03/2025

Tại dự thảo giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) mới đây, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mở rộng đối tượng được giảm VAT 2% so với Nghị quyết số 43/2022/QH15; đồng thời, đề xuất áp dụng thời gian giảm VAT lên tới 18 tháng (kể từ ngày 1/7/2025 đến 31/12/2026)…

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm nhanh
06:36 ,04/03/2025

Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất gửi tiết kiệm sau công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Một ngân hàng ‘Big4’ cắt giảm hơn 1.100 nhân sự
04:58 ,12/02/2025

Năm qua, BIDV giảm hơn 1.100 nhân sự, VIB, ACB và Sacombank cắt giảm hơn 350 người… nhưng nhìn chung, tăng trưởng nhân sự vẫn là xu hướng chung của ngành ngân hàng khi 19/27 nhà băng ghi nhận sự mở rộng về quy mô nhân sự.

Nhiều ngân hàng dự kiến tăng lãi suất trong năm 2025
20:49 ,07/01/2025

Kết quả khảo sát do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho thấy các tổ chức tín dụng dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,2-0,3 điểm phần trăm trong năm 2025…

WikiFX và Hành trình trang bị kiến thức tài chính từ ghế nhà trường
01:24 ,28/12/2024

Trong một nỗ lực tiên phong nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức tài chính cho thế hệ trẻ, WikiFX đã chính thức hợp tác cùng Đại học Văn Lang và Đại học Hoa Sen để tổ chức chuỗi workshop đặc biệt dành riêng cho sinh viên. Đây là một sáng kiến mang tính chiến lược, không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức, mà còn định hướng đúng đắn cho những ai yêu thích lĩnh vực giao dịch tài chính.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2024?
21:13 ,11/12/2024

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm của gần 30 ngân hàng vào ngày 10/12 cho thấy nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,25% tuỳ từng kỳ hạn so với cuối tháng 11…

Soi sức khỏe tài chính của các ‘đại gia’ bán lẻ nước ngoài: Ông chủ GO! đạt doanh thu tỷ USD, Việt Nam vẫn là 'mỏ vàng' Aeon Mall
20:34 ,03/12/2024

Hai ông lớn nước ngoài đang "tấn công" thị trường bán lẻ Việt Nam thế nào?

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 24.000 tỷ đồng, tỷ giá neo cao
21:59 ,04/11/2024

Chiều 4/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 23.599,97 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong bối cảnh tỷ giá vẫn nóng ở cả thị trường chính thức và tự do…

“Sao đổi ngôi” trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
07:42 ,01/11/2024

10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024 đã xuất hiện với nhiều cái tên quen thuộc là: Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank...

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số Quốc gia
05:23 ,16/04/2025

Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số Quốc gia” do Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam và khu vực tổ chức vừa được diễn ra sáng nay 15/4/2025 tại TP Hồ Chí Minh.

Với thông điệp “Khai phá”, năm 2025 GC Food cam kết tiếp tục khai phá tiềm năng trong mọi lĩnh vực, dự kiến tăng trưởng 41% so với năm 2024
06:57 ,10/04/2025

Sáng 10/4/2025, Công ty cổ phần Thực phẩm G.C (GC Food) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 cho thấy năm 2024 là một năm ghi dấu ấn mạnh mẽ của GC Food với sự phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện. Công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, đạt doanh thu thuần 578,7 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 64 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm trước.

Nhà Thiết Kế NGUYỄN CÔNG TRÍ Ra Mắt Bộ Sưu Tập Thu Đông 2025
08:23 ,08/04/2025

BST Thu Đông 2025 của nhà mốt CONG TRI vừa xuất hiện trên tạp chí Vogue, tiếp tục khẳng định tinh thần sáng tạo và sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Bộ sưu tập lần này khai thác sâu chất liệu thủ công đặc trưng lụa Lãnh Mỹ A.

Hội chợ HCMC Expo 2025 - Điểm hẹn gặp gỡ đầy sôi động của các doanh nghiệp Việt Nam
06:57 ,28/03/2025

Sáng ngày 27-3, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 - HCMC Expo 2025 do UBND TP HCM phối hợp với Bộ Công Thương cùng Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam - VIETFAIR tổ chức đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP HCM.

Gala “Lễ trao học bổng du học tinh hoa” và “Lễ Trải Thảm Đỏ Đón Nhân Tài Du Học Trở Về” - Tôn Vinh Các Cựu Du Học Sinh Tài Năng
10:09 ,23/03/2025

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò then chốt cho sự phát triển bền vững của đất nước, nhằm tôn vinh các cựu du học sinh tài năng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các cựu du học sinh trở về Việt Nam cống hiến mang lại nhiều giá trị xã hội và kinh tế cho cộng đồng. Tối ngày 23/03/2025 tại TP.HCM đã diễn ra Gala "Lễ trao học bổng du học tinh hoa" và "Lễ Trải Thảm Đỏ Đón Nhân Tài Du Học Trở Về" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Khu vực TP HCM (VCCI-HCM) phối hợp với Trung tâm UNESCO Di sản Văn hóa Mỹ thuật Bảo tồn và Phát triển (UFHCD) cùng Tiim Group tổ chức.

 

GLOBAL FUTURE FAIR 2025 – Sự Kiện Giáo Dục Mở Ra Cơ Hội Tuyệt Vời Cho Học Sinh Và Sinh Viên Việt Nam
06:24 ,24/03/2025

Lần đầu tiên, hơn 100 học bổng được cập nhật từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Canada, Đài Loan… được chia sẻ trực tiếp tại sự kiện. Đây là những chương trình hỗ trợ tài chính độc quyền, chỉ có tại GFF – dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Bạn đang tìm kiếm một hành trình học tập chất lượng, tiết kiệm chi phí và mở rộng cơ hội tương lai? Global Future Fair 2025 - GFF 2025 chính là nơi bạn cần!

Dự án “EU Good Food – Good Life” Chính Thức Ra Mắt tại Việt Nam
04:59 ,23/03/2025

Dự án "EU Good Food - Good Life" đã chính thức được khởi động tại Việt Nam. Đây là một chiến dịch đổi mới kéo dài ba năm, từ 2024 đến 2027, với mục tiêu quảng bá các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao từ châu Âu, bao gồm thịt bò và thịt lợn châu Âu từ Ba Lan, cùng với kiwi và đào hộp từ Hy Lạp tới thị trường Việt Nam.

Chương Trình Đại Hội Nhân Tài – Tương Lai Đất Nước “Global Future Fair 2025” Thu Hút Hơn 100 Trường Đại Học Đến Từ 4 Châu Lục
04:55 ,24/03/2025

Sự kiện Triển lãm quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo dục và nghề nghiệp quốc tế: Đại hội nhân tài - Tương lai đất nước (Global Future Fair 2025 - GFF) đã chính thức được khai mạc sáng nay 23/3/2025 tại TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 100 trường đại học đến từ 4 châu lục, hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu, hơn 2.000 học sinh, và hơn 600 đại biểu cấp cao và khách mời VIP đã tới tham dự.

“Những mảnh ghép sẻ chia từ hy vọng”: Từ nghệ thuật lụa vụn đến niềm tin cho cộng đồng yếu thế
06:37 ,12/03/2025

Ngày 12/3/2025, tại phố Lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), Vụn Art sẽ tổ chức sự kiện trưng bày đặc biệt mang tên “Những mảnh ghép sẻ chia từ hy vọng”. Đây là một hành trình kết nối giữa nghệ thuật và sự sẻ chia, lòng nhân ái và niềm hy vọng, tôn vinh những giá trị về sức mạnh, sự linh hoạt, tinh thần tái sinh bằng nghệ thuật ghép lụa thông qua những tác phẩm đầy cảm hứng do những người thợ thủ công khuyết tật thực hiện.

Một Tuần Của Chiến Dịch Sữa Châu Âu Từ Ireland Tại Việt Nam Thông Qua Một Loạt Hội Thảo Và Workshop
04:51 ,12/03/2025

Bord Bia – Uỷ Ban Thực Phẩm Ireland, gần đây đã giới thiệu sự xuất sắc vượt trội của các sản phẩm sữa châu Âu từ Ireland thông qua ba sự kiện vào tháng 02, năm 2025 đánh dấu sự kết thúc của Chiến dịch quảng bá kéo dài ba năm “Sản phẩm Sữa châu Âu - Ireland làm hòa hợp cùng thiên nhiên”.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn