Rút VNĐ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ khó phát huy

Thứ ba, 26/07/2022, 01:23 GMT+7

Trao đổi với ĐTTC, các chuyên gia cho rằng giải pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hút VNĐ về và tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, có thể sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi kinh tế Việt Nam mang những đặc thù riêng, không thể làm theo cách của nhiều nước.

Ảnh minh họa: VIẾT CHUNGẢnh minh họa: VIẾT CHUNG

TS. CẤN VĂN LỰC, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia:

Tăng lãi suất có thể gây “phản ứng phụ” cho nền kinh tế

Lạm phát đang là chủ đề lớn của kinh tế thế giới. Để chống lạm phát, “bài thuốc” kinh điển là tăng lãi suất nhưng cái giá phải trả không hề nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm đã có 80 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu (cao hơn 43% so với năm 2011).

Các nước phát triển bao gồm Mỹ và khu vực EU có mức độ tăng khá lớn, song số lần tăng không nhiều (20 lần). Còn các nước đang phát triển có số lần tăng lãi suất rất nhiều (60 lần), nhưng chỉ tăng nhỏ giọt 0,2%/lần. Lộ trình tăng lãi suất của Mỹ dự kiến gấp đôi hiện nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất điều hành của NHTW các nước hầu như đã tăng trong tháng 6 và 7. Theo đó, so với tháng 1, Anh tăng từ 0,25% lên 1,25% (dự báo hết năm 2023 là 2,5%); Canada tăng từ 0,25% lên 2,5% (hết năm 2023 là 3,25%), Thụy Điển tăng từ 0% lên 0,75% (hết năm 2023 lên 2%), Na Uy tăng từ 0,5% lên 1,25% (hết năm 2023 lên 3%), Australia tăng từ 0,1% lên 1,35% ( hết năm 2023 là 2,6%)...

Đối với Việt Nam, dù lạm phát 6 tháng đầu năm đã được kiểm soát khá tốt (2,44%), song với mục tiêu khống chế lạm phát năm 2022 ở mức 4%, có thể thấy dư địa cho Việt Nam hiện không còn nhiều.

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm đang rất lớn. Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao NHNN vẫn chưa tăng lãi suất? Theo tôi bây giờ tăng lãi suất sẽ không phát huy tác dụng, thậm chí gây “phản ứng phụ” cho nền kinh tế.

Bởi ở Việt Nam, việc gia tăng lạm phát  không phải do tiền tệ. Cung tiền hiện nay đang ở mức độ vừa phải (+3,51%), thấp hơn cùng kỳ 2021, vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần), lạm phát cơ bản cũng chỉ ở mức 1,25%.

Việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát chỉ có nhiều tác dụng khi lạm phát xuất phát từ yếu tố tiền rẻ. Còn hiện nay, tăng lãi suất là đi ngược lại với quan điểm thúc đẩy phục hồi của Việt Nam trong năm 2022.

Chúng ta đang triển khai chương trình phục hồi kinh tế rất lớn, lên tới 347.000 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thậm chí phấn đấu giảm nhẹ. Chương trình phục hồi này cũng bao gồm gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với một số đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực.

Việc tăng lãi suất sẽ đi ngược với chủ trương này. Ngay cả khi NHNN chỉ tăng lãi suất điều hành, các NHTM cũng sẽ tăng lãi suất trên thị trường, vì lãi suất điều hành của NHNN là lãi suất tín hiệu.

TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính):

Chưa phải thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ

Tôi cho rằng áp lực lạm phát với nền kinh tế Việt Nam chưa phải quá lớn, nên lãi suất điều hành của NHNN sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng, chính sách tiền tệ chưa cần thắt chặt.

Thực tế, dù mặt bằng lãi suất đang tăng lên, song nếu so với thời điểm trước dịch, lãi suất liên NH (nhất là lãi suất cho vay qua đêm) và lãi suất trên thị trường dân cư vẫn đang ở mức thấp kỷ lục, dù NHNN hút mạnh tiền về, cho thấy thanh khoản của hệ thống vẫn dồi dào.

Động thái hút tiền về của NHNN thời gian qua nhằm giảm áp lực lên tiền đồng trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, không phải là động thái thắt chặt tiền tệ.

NHNN vẫn đang điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng là chính. Nửa cuối năm nay, nếu lạm phát đi lên, NHNN có thể thực hiện kiềm chế lạm phát thông qua việc ổn định tỷ giá ngoại tệ, không nhất thiết phải tăng lãi suất điều hành.

Chính sách tiền tệ đang đóng góp quan trọng vào việc hỗ trợ kinh tế, giúp các doanh nghiệp phục hồi thông qua dòng vốn tín dụng. Các doanh nghiệp hiện vẫn mong muốn NH giảm lãi suất cho vay, nên việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước có thể giúp mặt bằng lãi suất giảm, doanh nghiệp được tiếp cận dòng vốn giá rẻ.

Mặc dù nguy cơ nhập khẩu lạm phát 6 tháng cuối năm là có, thậm chí lạm phát năm nay có thể vượt 4%. Tuy nhiên, ngay cả khi lạm phát vượt con số này Việt Nam vẫn nên chấp nhận, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi. Bởi nếu quá lo lắng, thận trọng mà bóp nghẹt tất cả dòng vốn, nền kinh tế sẽ có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Thậm chí, với lạm phát chi phí đẩy chính sách tiền tệ gần như mất hiệu lực. Chưa kể, việc tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế còn chưa “lại sức” sau 2 năm dịch Covid-19 có thể đưa đến nhiều tác động bất lợi.

Nguồn: saigondautu.com.vn

Ý kiến bạn đọc
MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ
07:54 ,28/03/2025

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho nhóm khách hàng trẻ mong muốn “an cư lạc nghiệp”.

Đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng
05:12 ,27/03/2025

Tại dự thảo giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) mới đây, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mở rộng đối tượng được giảm VAT 2% so với Nghị quyết số 43/2022/QH15; đồng thời, đề xuất áp dụng thời gian giảm VAT lên tới 18 tháng (kể từ ngày 1/7/2025 đến 31/12/2026)…

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm nhanh
06:36 ,04/03/2025

Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất gửi tiết kiệm sau công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Một ngân hàng ‘Big4’ cắt giảm hơn 1.100 nhân sự
04:58 ,12/02/2025

Năm qua, BIDV giảm hơn 1.100 nhân sự, VIB, ACB và Sacombank cắt giảm hơn 350 người… nhưng nhìn chung, tăng trưởng nhân sự vẫn là xu hướng chung của ngành ngân hàng khi 19/27 nhà băng ghi nhận sự mở rộng về quy mô nhân sự.

Nhiều ngân hàng dự kiến tăng lãi suất trong năm 2025
20:49 ,07/01/2025

Kết quả khảo sát do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho thấy các tổ chức tín dụng dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,2-0,3 điểm phần trăm trong năm 2025…

WikiFX và Hành trình trang bị kiến thức tài chính từ ghế nhà trường
01:24 ,28/12/2024

Trong một nỗ lực tiên phong nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức tài chính cho thế hệ trẻ, WikiFX đã chính thức hợp tác cùng Đại học Văn Lang và Đại học Hoa Sen để tổ chức chuỗi workshop đặc biệt dành riêng cho sinh viên. Đây là một sáng kiến mang tính chiến lược, không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức, mà còn định hướng đúng đắn cho những ai yêu thích lĩnh vực giao dịch tài chính.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2024?
21:13 ,11/12/2024

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm của gần 30 ngân hàng vào ngày 10/12 cho thấy nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,25% tuỳ từng kỳ hạn so với cuối tháng 11…

Soi sức khỏe tài chính của các ‘đại gia’ bán lẻ nước ngoài: Ông chủ GO! đạt doanh thu tỷ USD, Việt Nam vẫn là 'mỏ vàng' Aeon Mall
20:34 ,03/12/2024

Hai ông lớn nước ngoài đang "tấn công" thị trường bán lẻ Việt Nam thế nào?

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 24.000 tỷ đồng, tỷ giá neo cao
21:59 ,04/11/2024

Chiều 4/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 23.599,97 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong bối cảnh tỷ giá vẫn nóng ở cả thị trường chính thức và tự do…

“Sao đổi ngôi” trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
07:42 ,01/11/2024

10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024 đã xuất hiện với nhiều cái tên quen thuộc là: Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank...

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn