Công ty chứng khoán chật vật “gom” lợi nhuận

Thứ năm, 18/08/2022, 12:48 GMT+7

Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty chứng khoán.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Lỗ vì đầu tư chứng khoán

Thống kê cho thấy, 7/10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới ở Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố lãi ròng quý II giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhiều công ty chứng khoán còn ghi nhận hoạt động tự doanh lỗ, cho thấy chính các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng chao đảo trong cơn biến động của thị trường.

Chẳng hạn như Công ty chứng khoán FPT (FPTS), lãi ròng quý II chỉ đạt 74,75 tỷ đồng, giảm 67,5% so với cùng kỳ năm trước, qua đó kéo lãi ròng trong nửa đầu năm của FPTS giảm 23,4% xuống còn 287,81 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng chứng kiến lãi ròng giảm mạnh trong quý II so với cùng kỳ năm trước, dù các hoạt động kinh doanh chính vẫn duy trì tích cực. Cụ thể, trong quý II vừa qua, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của VCSC tăng 32,2% so với cùng kỳ lên 180,97 tỷ đồng; lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng bán cũng đạt 89,94 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước không ghi nhận khoản này; doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt tăng 48% lên 309,73 tỷ đồng… Theo đó, doanh thu hoạt động quý II của VCSC đạt gần 1.041,87 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong kỳ của VCSC lên tới 530,47 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước; chi phí lãi vay và chi phí đầu tư khác cũng tăng vọt lên 117,42 tỷ đồng và 87,69 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần và 55 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều đó đã kéo lãi ròng của VCSC giảm còn 300,7 tỷ đồng, tương đương giảm 26,71% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự lãi ròng quý II của nhiều công ty nằm trong top đầu thị phần năm nay giảm so với cùng kỳ, như: TCBS giảm 16,84%, MBS giảm 8,79%, HSC giảm 1,38%…

Thậm chí, KIS Việt Nam (KIS) còn báo lỗ, khi quý II hầu hết các mảng kinh doanh chính đều suy giảm. Cụ thể, hoạt động tự doanh lỗ hơn 145,4 tỷ đồng; lãi từ các khoản cho vay đạt 114,6 tỷ đồng, giảm 3,98%; doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 92,3 tỷ đồng, giảm 16,42%.

Điểm sáng duy nhất trong quý II của công ty này đến từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán đem về 209,2 tỷ đồng, tăng 277,8% so với quý I/2022.

Không những thế, với việc ghi nhận nhiều chi phí tăng như chi phí dự phòng tài sản tài chính 33,1 tỷ đồng (tăng 34,76%), chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã và chưa thực hiện 38,3 tỷ đồng (tăng gấp 11,7 lần). Kết quả của KIS quý II báo lỗ ròng 33,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 132,9 tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay lại

Ở chiều ngược lại, khá bất ngờ khi vẫn có những cái tên báo lãi quý II/2022 tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng đầu là Công ty chứng khoán VPS với doanh thu hoạt động quý II/2022 đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng đóng góp chủ yếu là lãi cho vay 322 tỷ đồng (tăng 62%) và thu nhập hoạt động khác 185 tỷ đồng (tăng 246%). Trừ đi các chi phí, lãi ròng VPS đạt hơn 225 tỷ đồng, tăng 41%. Xếp sau VPS là VNDirect (tăng 34,7%) và Mirae Asset Việt Nam (tăng 29,67%).

Đáng chú ý bất chấp thị trường suy giảm, mảng lãi các khoản cho vay và phải thu quý II/2022 của hầu hết các công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần đều tăng. Cụ thể: VPS (tăng 62%), SSI (tăng 43%), VNDirect (tăng gấp 1,73 lần), HSC (tăng 20,6%), TCBS (tăng gấp 2,17 lần), Mirae Asset Việt Nam (tăng 17,5%), VCSC (tăng 32%), MBS (tăng 36%), FPTS (tăng 59%). Duy chỉ có KIS ghi nhận mảng này giảm 3,98%.

Bên cạnh đó, một số liệu cho thấy tổng dư nợ cho vay margin của 10 công ty chứng khoán cuối quý II/2022 giảm hơn 20% xuống còn 92.342,4 tỷ đồng. Trong đó, không có đơn vị nào có dư nợ margin tăng trưởng so với đầu năm. Sự sụt giảm này có thể hiểu được do ảnh hưởng tiêu cực của chỉ số VN-Index, nhà đầu tư giảm nhu cầu sử dụng đòn bẩy margin.

Ngoài ra, tính đến 30/6, số dư tiền gửi nhà đầu tư của 10 công ty chứng khoán trên cũng giảm nhẹ 3% so với đầu năm còn hơn 51.303 tỷ đồng. Bóc tách các con số, chỉ có số dư tiền gửi khách hàng của MBS (tăng 10,26%), VNDirect (tăng 15,08%) và VPS (tăng 17,46%) tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Điều này có một nghịch lý khi tháng 6, nhà đầu tư cá nhân mở mới 466.071 tài khoản, giảm 2% so với tháng 5 song vẫn là tháng có lượng tài khoản mở mới cao thứ hai lịch sử.

Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận, bình thường nhà đầu tư để tiền vào tài khoản chứng khoán để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc mua chứng chỉ tiền gửi công ty chứng khoán với kỳ hạn cao để chờ sự linh động của thị trường chứng khoán.

“Tiền gửi giảm có thể do chán nản thị trường, nhà đầu tư cũng quan ngại về rủi ro của công ty chứng khoán không an toàn bằng ngân hàng, do đó họ sẽ ưa thích gửi tiền ở ngân hàng hơn”, ông Minh nhận định.

Trong khi dữ liệu của FiinTrade mở rộng hơn từ 30 công ty chứng khoán mạnh về hoạt động cho vay margin cho thấy số dư tiền gửi của nhà đầu tư trên tài khoản ở các công ty chứng khoán tại ngày 30/6/2022 là 70.000 tỷ đồng, giảm 17% so với cuối quý I/2022 (số liệu không tính nhà đầu tư nước ngoài). FiinTrade đánh giá đây là quý có số dư tiền gửi của nhà đầu tư giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020.

"Dư nợ margin giảm có thể do quy mô vay giảm do nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng trở lại thị trường", ông Nguyễn Thế Minh nói thêm.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

 

 

Ý kiến bạn đọc
Khối ngoại miệt mài bán ròng từ đầu năm, thị trường đang gặp khó?
19:23 ,15/04/2024

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đợt bán ròng của khối ngoại gần đây không quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường bởi lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng
02:08 ,27/03/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.

Câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán: Doanh nghiệp sản xuất, y tế, công nghệ “chiếm sóng”, vắng bóng nhóm tài chính, bất động sản
01:33 ,11/03/2024

Nhóm thị giá 3 chữ số vắng bóng cổ phiếu tài chính, bất động sản, thay vào đó là các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ hơn như công nghệ, y tế, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ công nghiệp,…

Ngành ngân hàng tăng cường 'rã băng' tín dụng ngay từ đầu năm
02:14 ,19/02/2024

Mặc dù được giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần ngay từ đầu năm nhưng tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2024 lại khá thấp so với các năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góc tối “gia đình trị" trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình đe doạ sự trường tồn của doanh nghiệp
10:36 ,07/02/2024

Tính minh bạch là yêu cầu thực tế quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên điều này có vẻ là thách thức đối với mô hình quản lý kiểu gia đình trị, đặc trưng bởi sự chồng chéo quyền lực và tài chính.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'
09:52 ,17/01/2024

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.

 

Sự Đổi Mới Trong Giao Dịch Tài Chính: Sàn Enzo FX Đưa Đến Những Cơ Hội Mới
17:15 ,08/01/2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chuyển động không ngừng, Sàn Enzo FX không chỉ là một sàn giao dịch, mà đây còn được xem là một bước tiến đột phá đưa đến những cơ hội mới và trải nghiệm đầu tư đẳng cấp. Dưới đây là những điểm nổi bật khiến sàn giao dịch Enzo FX trở thành điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đổi mới và sự khác biệt.

Kiều hối sẽ tăng mạnh vào tháng Tết cổ truyền
09:50 ,04/01/2024

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo lượng kiều hối năm 2024 chuyển về qua các NHTM và tổ chức kinh tế trên địa bàn sẽ tăng khoảng 20% so với năm qua. Tổng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước đó.

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng
23:33 ,28/12/2023

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Năm 2024: Từ cơ hội đến chiến lược trong tài chính cá nhân
16:45 ,27/12/2023

Xây dựng tài chính cá nhân là một hành trình không ngừng thay đổi và phát triển. Trên con đường này, chúng ta luôn đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, và việc biết cách tận dụng những cơ hội và xây dựng lược đúng là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn