Chính sách tiền tệ hỗ trợ “ghìm” sức ép lạm phát

Thứ tư, 03/08/2022

Dù lạm phát ở các nước trên thế giới đang tăng cao nhưng lạm phát của Việt Nam chưa đáng lo nhờ nhiều biện pháp đã được triển khai, trong đó việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng có ý nghĩa quan trọng.

Nhiều chuyên gia khẳng định tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phátNhiều chuyên gia khẳng định tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát

Tiền tệ không là yếu tố gây lạm phát

Thay vì hạ nhiệt nhờ tăng lãi suất, lạm phát vẫn đang nóng lên ở nhiều quốc gia. Đơn cử, lạm phát ở Mỹ lại tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) tháng 6/2022 tăng 0,6% so với tháng trước đó và PCE tính theo năm leo lên 4,8%. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm hôm 27/7.

Tương tự, ngân hàng trung ương của nhiều nước, khu vực đã bổ sung các đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây.

Ở trong nước, bất chấp rủi ro nhập khẩu lạm phát nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, mặt bằng tỷ giá, lãi suất, lạm phát được kiểm soát.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 7/2022 tăng nhẹ 0,4% so với trước, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021, vẫn còn khoảng cách đủ lớn với mục tiêu cả năm khoảng 4%.

Tuy nhiên, không phải không có thách thức. Tại cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãi suất điều hành trên thế giới đang tăng rất mạnh, đến nay đã có 196 lượt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,14%, nghĩa là cầu tín dụng đã tăng lên, trong khi nguồn huy động vốn của ngân hàng chỉ tăng 4,21%, tạo áp lực tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, không thể giảm lãi suất được, vì giảm nghĩa là đồng Việt Nam rẻ, dẫn đến chuyện găm giữ ngoại tệ. Vừa qua, NHNN phải điều tiết lãi suất ngắn hạn cũng như là tiền tệ phù hợp, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Hiệu quả từ việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát. TS. Bùi Duy Tùng, giảng viên kinh tế Đại học RMIT Việt Nam cho biết, lạm phát tại Việt Nam chủ yếu là do chi phí đẩy đến từ xăng dầu, giao thông… tăng cao chứ không phải do yếu tố tiền tệ.

Vì NHNN đang thận trọng trong việc áp dụng chính sách tăng lãi suất; tiền đồng của Việt Nam chưa có dấu hiệu mất giá nhanh như nhiều nước; NHNN không nới room tín dụng trong thời gian qua giúp thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tốt hơn, giảm áp lực cho lãi suất. Hơn nữa, NHNN đã thực hiện liên tục các nghiệp vụ thị trường mở đối với tín phiếu Kho bạc Nhà nước để giúp ổn định lãi suất liên ngân hàng.

Để chặn đà tăng của lạm phát từ chi phí đẩy, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất được ban hành kịp thời, giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm mức thu của 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay và xăng dầu...

 

Nhiều yếu tố tác động trong 6 tháng cuối năm

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lưu ý thêm, mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều. Trong khi đó, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn khi Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong hai năm 2022 - 2023; các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Những yếu tố này sẽ làm cho tổng cầu tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng theo.

Nêu rõ thách thức trong việc kìm giữ lạm phát trong nửa cuối năm 2022, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết hiện giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đang tăng lên, trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều nên chuyện nhập khẩu lạm phát vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số khoản như học phí, thuế, lương cơ bản,… bắt đầu tăng từ 1/7 nên chưa thể hiện trong chỉ số lạm phát nửa đầu năm; tiền giải ngân vốn đầu tư công hay chương trình phục hồi sẽ nhanh hơn và nhiều hơn.

Đặc biệt, yếu tố xăng dầu cũng mới chỉ tác động làm tăng lạm phát ở vòng 1, đó là chi phí cho giao thông, sắp tới nó sẽ tác động vòng 2, vòng 3 lên giá lương thực - thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng... Khi đó, những yếu tố này sẽ đè nặng lên lạm phát.

Để đối phó với những thách thức này, với vai trò là "huyết mạch" của nền kinh tế, đại diện NHNN cho biết sẽ tính toán để đưa ra các phương án, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác với ưu tiên là kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là ở bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ, vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, chính sách quản lý giá… đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung vì an toàn quốc gia.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm theo dõi nền kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia, chỉ số lạm phát chỉ là một phần trong câu chuyện giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ tập trung kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhưng sức khỏe doanh nghiệp yếu thì không thể ổn định kinh tế.

Do đó, nền kinh tế cũng cần chính sách tài khoá mở rộng hợp lý; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa đồng thời đa dạng hóa các thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế. Như vậy mới vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
Sửa hàng loạt quy định chứng khoán để chuẩn bị vận hành hệ thống KRX vào đầu tháng 5
20:21 ,21/04/2025

Việc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới, khi hệ thống này có nhiều tính năng mới so với hệ thống hiện tại...

MB Dream Home – Hành trình ấn tượng đồng hành cùng người trẻ
07:54 ,28/03/2025

Ngày 21/3/2025, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động phong trào hỗ trợ vay vốn mua nhà cho người trẻ, tạo cơ hội sở hữu nhà, ổn định cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu các chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho nhóm khách hàng trẻ mong muốn “an cư lạc nghiệp”.

Đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng
05:12 ,27/03/2025

Tại dự thảo giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) mới đây, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mở rộng đối tượng được giảm VAT 2% so với Nghị quyết số 43/2022/QH15; đồng thời, đề xuất áp dụng thời gian giảm VAT lên tới 18 tháng (kể từ ngày 1/7/2025 đến 31/12/2026)…

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm nhanh
06:36 ,04/03/2025

Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất gửi tiết kiệm sau công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Một ngân hàng ‘Big4’ cắt giảm hơn 1.100 nhân sự
04:58 ,12/02/2025

Năm qua, BIDV giảm hơn 1.100 nhân sự, VIB, ACB và Sacombank cắt giảm hơn 350 người… nhưng nhìn chung, tăng trưởng nhân sự vẫn là xu hướng chung của ngành ngân hàng khi 19/27 nhà băng ghi nhận sự mở rộng về quy mô nhân sự.

Nhiều ngân hàng dự kiến tăng lãi suất trong năm 2025
20:49 ,07/01/2025

Kết quả khảo sát do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho thấy các tổ chức tín dụng dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,2-0,3 điểm phần trăm trong năm 2025…

WikiFX và Hành trình trang bị kiến thức tài chính từ ghế nhà trường
01:24 ,28/12/2024

Trong một nỗ lực tiên phong nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức tài chính cho thế hệ trẻ, WikiFX đã chính thức hợp tác cùng Đại học Văn Lang và Đại học Hoa Sen để tổ chức chuỗi workshop đặc biệt dành riêng cho sinh viên. Đây là một sáng kiến mang tính chiến lược, không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức, mà còn định hướng đúng đắn cho những ai yêu thích lĩnh vực giao dịch tài chính.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2024?
21:13 ,11/12/2024

Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm của gần 30 ngân hàng vào ngày 10/12 cho thấy nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,25% tuỳ từng kỳ hạn so với cuối tháng 11…

Soi sức khỏe tài chính của các ‘đại gia’ bán lẻ nước ngoài: Ông chủ GO! đạt doanh thu tỷ USD, Việt Nam vẫn là 'mỏ vàng' Aeon Mall
20:34 ,03/12/2024

Hai ông lớn nước ngoài đang "tấn công" thị trường bán lẻ Việt Nam thế nào?

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 24.000 tỷ đồng, tỷ giá neo cao
21:59 ,04/11/2024

Chiều 4/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 23.599,97 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong bối cảnh tỷ giá vẫn nóng ở cả thị trường chính thức và tự do…

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn