Báo động hàng loạt doanh nghiệp thông báo chậm thanh toán trái phiếu

Thứ tư, 02/08/2023, 11:31 GMT+7

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận sự trầm lắng trong tháng 7, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thông báo chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Nhiều báo cáo cho thấy, giai đoạn sắp tới sẽ căng thẳng khi lượng trái phiếu đến hạn lớn.

Tính tới ngày 13/7, giá trị chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp khoảng 44.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa: KT)Tính tới ngày 13/7, giá trị chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp khoảng 44.000 tỷ đồng (Ảnh minh họa: KT)

Tình trạng chậm thanh toán nợ trái phiếu tăng cao đột biến

Theo báo cáo mới đây của MBS Research, riêng trong quý II/2023, đã có thêm nhiều doanh nghiệp thông báo chậm trả lãi, gốc trái phiếu với giá trị lưu hành ước tính gần 24.300 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 82 doanh nghiệp thông báo về việc chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu với ước tính tổng giá trị của trái phiếu chậm trả là khoảng 183.000 tỷ đồng, chiếm 17% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường. Trong đó, nhóm ngành bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 73% khối lượng chậm trả.

Còn theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tính từ đầu năm đến ngày 14/6, tổng giá trị trái phiếu bị chậm trả gốc, lãi là khoảng 61.000 tỷ đồng giai đoạn, chiếm 5,7% giá trị trái phiếu đang lưu hành. Trong đó, có 9.300 tỷ đồng trái phiếu đã đáo hạn không trả được gốc, còn lại là 51.800 tỷ đồng trái phiếu chưa đến hạn nhưng chậm thanh toán tiền lãi.

Cũng theo đơn vị này, tình trạng chậm thanh toán nợ trái phiếu bắt đầu tăng cao đột biến từ tháng 3 tới nay và vẫn chưa có xu hướng chậm lại. Xét về cơ cấu các ngành, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 71% tổng giá trị trái phiếu chậm trả nợ, tương ứng 42.400 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính tới ngày 13/7, giá trị chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp khoảng 44.000 tỷ đồng. Trong đó, chỉ khoảng 18.000 tỷ đồng đã được bên phát hành đàm phán với trái chủ bao gồm hoán đổi bằng tài sản khác, gia hạn, thay đổi điều kiện, điều khoản…

Trên thị trường vốn, số doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu có xu hướng gia tăng trong bối cảnh trị trường bất động sản vẫn khó khăn. Cụ thể, Công ty cổ phần Signo Land đã “khất” thanh toán lô trái phiếu trị giá hơn 1.000 tỷ đồng với lý do “đang trong quá trình đàm phán cùng người sở hữu trái phiếu”. Hay với lý do "thị trường không thuận lợi", Công ty TNHH Saigon Glory - công ty con của Tập đoàn Bitexco - cũng mới chỉ trả được số tiền lãi gần 29 tỷ đồng, 1.000 tỷ đồng gốc phải "khất". Còn Novaland đã phải gia hạn thanh toán nhiều lô trái phiếu giá trị lớn vì “chưa thu xếp được nguồn thanh toán”. Tổng nợ trái phiếu ngắn và dài hạn đến 30/6/2023 của Novaland lên đến 43.100 tỷ đồng.

Sau sự cố Vạn Thịnh Phát cuối năm 2022, hoạt động mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng đã chậm lại kể từ khi Nghị định 08 được ban hành. Theo số liệu từ Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư của Chứng khoán SSI (SSI Research), quý II năm nay, hoạt động mua lại trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đạt 24.700 tỷ đồng trong quý II. Kết quả này giảm mạnh so với 2 quý trước, trong quý IV giá trị mua lại lên tới 34.800 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng hoãn thanh toán trả lãi hoặc nợ gốc. Nghị định 08/2023 về trái phiếu phát hành riêng lẻ đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức phát hành có thể hoãn trái phiếu hiện tại lên đến hai năm hoặc chuyển đổi trái phiếu thành tài sản khác.

Tuy nhiên, theo SSI Research, Nghị định này cũng tạo ra tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu càng lâu càng tốt từ phía nhà phát hành. Ước tính, số tiền gốc trái phiếu đã thành công thực hiện điều chỉnh hoãn nợ gốc/điều chỉnh lãi suất, hoặc chuyển đổi trái phiếu lên tới 66.000 tỷ đồng.

"Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dường như đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, ít nhất trong ngắn hạn nhờ các động thái từ Chính phủ. Tuy nhiên, các giải pháp hiện tại mang tính ngắn hạn, thiên về hỗ trợ cho các tổ chức phát hành, không thể lập tức khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư", SSI Research nhận định.

Dự tính sẽ có khoảng 401.600 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 (Ảnh minh họa: KT)Dự tính sẽ có khoảng 401.600 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 (Ảnh minh họa: KT)

Chuyên gia của KBSV cho rằng, giai đoạn sắp tới sẽ căng thẳng khi lượng trái phiếu đến hạn lớn. Dự tính sẽ có khoảng 401.600 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn vào năm 2023. Trong đó, lượng trái phiếu đáo hạn sẽ tập trung vào quý III với 91.800 tỷ đồng – tăng 26% so với quý liền trước. Áp lực đáo hạn sau đó hạ nhiệt trong vòng 2 tháng trước khi tăng mạnh trở lại lên mức 30.600 tỷ đồng vào tháng cuối năm 2023. Trong đó, nhóm bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 63.300 tỷ đồng và chiếm 42% tổng giá trị đáo hạn trong 6 tháng cuối năm.

Trong đó, Tập đoàn An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát dẫn đầu giá trị trái phiếu đáo hạn với gần 15.000 tỷ đồng. Các tổ chức phát hành khác cũng nằm trong danh sách gồm Tập đoàn Novaland với 9.200 tỷ đồng, Công ty cổ phần dịch vụ – thương mại TP.HCM với 3.700 tỷ đồng, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land với 3.600 tỷ đồng khi liên tục thông báo về tình trạng chậm thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu thời gian qua.

“Với triển vọng kinh doanh không mấy khả quan của ngành bất động sản nói chung, các doanh nghiệp này sẽ khó có thể hoàn thành nghĩa vụ đáo hạn trong thời gian tới”, KBSV đánh giá.

Làm thế nào để tạo cầu cho trái phiếu doanh nghiệp?

Liên quan tới tình trạng chậm thanh toán, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) cho biết, tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm đến cùng với trái phiếu phát hành ra.

Theo Phó Chủ tịch SSC, cần phát triển thị trường trái phiếu bởi đây là kênh huy động vốn quan trọng, song phải đảm bảo tính minh bạch, công khai. Để thị trường ngày càng phát triển, phía cơ quan quản lý cũng phải tăng cường khâu giám sát; các nhà đầu tư cần xem xét, cân nhắc các rủi ro khi giao dịch…

Để khai thông cầu cho thị trường này, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup – Tổng Giám đốc FiinRatings cho rằng, có thể sửa đổi các quy định hiện hành để các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí… tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Cụ thể, hiện các công ty bảo hiểm hiện không được tham gia đầu tư vào các trái phiếu được phát hành với mục đích tái cơ cấu nợ. Nhưng thực tế quá trình xếp hạng tín nhiệm cho thấy một số doanh nghiệp chủ động phát hành trái phiếu mới với mục đích tái cơ cấu nợ nhằm tối ưu về lãi suất.

“Môi trường lãi suất đã thay đổi và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã cải thiện, họ phát hành để có lãi suất thấp hơn những lô trái phiếu trước kia chứ không phải do họ gặp khó khăn về tài chính nên phải tái cơ cấu nợ. Điều này cũng tương tự như việc các ngân hàng thương mại gần đây phát hành trái phiếu mới nhưng cũng mua lại trái phiếu cũ. Hay như việc Chính phủ vẫn huy động trái phiếu để trả nợ cũ”, ông Thuân cho biết.

Về dài hạn, Chủ tịch FiinGroup cho rằng, để tạo cầu cho trái phiếu doanh nghiệp và thu hút các định chế đầu tư nước ngoài tham gia thì các hạ tầng liên quan cần được phát triển. Cụ thể, cần có thêm đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập và đơn vị cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu. Do đó, việc hình thành các đơn vị có chức năng và chuyên môn cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu sẽ góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này.

Nguồn: vov.vn

Ý kiến bạn đọc
Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu “chảy” vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm
02:20 ,10/05/2024

Theo thống kê, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm nay đạt hơn 36.000 tỷ đồng.

Khối ngoại miệt mài bán ròng từ đầu năm, thị trường đang gặp khó?
19:23 ,15/04/2024

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đợt bán ròng của khối ngoại gần đây không quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường bởi lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng
02:08 ,27/03/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.

Câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán: Doanh nghiệp sản xuất, y tế, công nghệ “chiếm sóng”, vắng bóng nhóm tài chính, bất động sản
01:33 ,11/03/2024

Nhóm thị giá 3 chữ số vắng bóng cổ phiếu tài chính, bất động sản, thay vào đó là các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ hơn như công nghệ, y tế, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ công nghiệp,…

Ngành ngân hàng tăng cường 'rã băng' tín dụng ngay từ đầu năm
02:14 ,19/02/2024

Mặc dù được giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần ngay từ đầu năm nhưng tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2024 lại khá thấp so với các năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góc tối “gia đình trị" trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình đe doạ sự trường tồn của doanh nghiệp
10:36 ,07/02/2024

Tính minh bạch là yêu cầu thực tế quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên điều này có vẻ là thách thức đối với mô hình quản lý kiểu gia đình trị, đặc trưng bởi sự chồng chéo quyền lực và tài chính.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'
09:52 ,17/01/2024

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.

 

Sự Đổi Mới Trong Giao Dịch Tài Chính: Sàn Enzo FX Đưa Đến Những Cơ Hội Mới
17:15 ,08/01/2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chuyển động không ngừng, Sàn Enzo FX không chỉ là một sàn giao dịch, mà đây còn được xem là một bước tiến đột phá đưa đến những cơ hội mới và trải nghiệm đầu tư đẳng cấp. Dưới đây là những điểm nổi bật khiến sàn giao dịch Enzo FX trở thành điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đổi mới và sự khác biệt.

Kiều hối sẽ tăng mạnh vào tháng Tết cổ truyền
09:50 ,04/01/2024

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo lượng kiều hối năm 2024 chuyển về qua các NHTM và tổ chức kinh tế trên địa bàn sẽ tăng khoảng 20% so với năm qua. Tổng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước đó.

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng
23:33 ,28/12/2023

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn