Vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa

Thứ bảy, 23/09/2023, 11:26 GMT+7

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, ngày 22/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023, ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Quá trình xây dựng Luật, Nghị định và Thông tư, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo, đặc biệt là Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) để tham gia góp ý, tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền , gồm Nghị định số 19/2023/NĐ-CP và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới, được đánh giá là khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghịTS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cảnh báo, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta phải đối diện với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo, nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

Đặc biệt, Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách xám các nước cần tăng cường chống rửa tiền (AML). Đây là danh sách các nước cần được giám sát chặt chẽ của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) gồm 20 quốc gia. FATF cho biết, sẽ hoạt động để đảm bảo tính độc lập của các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra tội phạm tài chính, quản lý tài sản số và tăng cường hợp tác quốc tế chống rửa tiền. Vì vậy, có thể nói rằng phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền mã hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền Nguyễn Thị Minh Thơ cho biết, đánh giá rủi ro rửa tiền là một trong những điểm trọng yếu tại Thông tư 09. Chống rửa tiền, đánh giá rủi ro là vấn đề không mới bởi quy định về vấn đề này đã được đưa vào Thông tư 20/2019/TT-NHNN và được các ngân hàng triển khai. Theo đó, các tổ chức trung gian thanh toán, ngân hàng, công ty tài chính – những đối tượng chủ chốt thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành đánh giá rủi ro về rửa tiền tại tổ chức. Tuy nhiên, Thông tư 20 chưa đưa ra những thang điểm hay yêu cầu, hướng dẫn cụ thể. Do đó, Thông tư 09 được ban hành trong bối cảnh đặt ra những yêu cầu bắt buộc, cụ thể hóa trong quá trình thanh tra, giám sát, quản lý và hướng dẫn các đối tượng báo cáo. Đặc biệt là những đối tượng báo cáo mới tiếp cận công tác phòng, chống rửa tiền hoặc những đối tượng thuộc lĩnh vực, ngành, nghề chưa có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các quy định, chuẩn mực quốc tế.

Liên quan đến nguy cơ rửa tiền, ông Trần Việt Hùng, Cố vấn của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết sự phát triển của ngành công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra các tồn tại vô hình và thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới. Báo cáo gần đây của BCG cho thấy, ước tính tài sản mã hóa sẽ lên đến 16.000 tỉ USD vào năm 2030, tương đương 10% GDP toàn cầu.

Khi công nghệ blockchain ra đời, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng tội phạm tài chính, rửa tiền sử dụng công nghệ cao theo chiều hướng tinh vi hơn. Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào quản lý, kiểm soát tiền mã hóa, tài sản số, trên bình diện chung còn rất hạn chế.

Mặt khác, rửa tiền là hành vi tội phạm được định nghĩa là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có. Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên Hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu mỗi năm có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 – 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn.

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số, nên mặc dù Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Ông Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểuÔng Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểu

Đại diện Ngân hàng ACB mong muốn NHNN có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp được xem là “công nghệ đổi mới”; điều 44 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và điều 12 Nghị định 19 có quy định trường hợp phải báo cáo NHNN khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch nhưng chưa có hướng dẫn về trình tự, cơ chế và phương thức báo cáo; làm rõ phạm vi của quan hệ ngân hàng đại lý theo điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền; giao dịch nội bộ trong ngân hàng hoặc các giao dịch giải ngân từ ngân hàng vào tài khoản của khách hàng có thuộc phạm vi phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử hay không…

Bên cạnh đó, ACB chỉ ra rằng, một số trường hợp trên giao dịch chuyển tiền quốc tế vào Việt Nam thì ngân hàng khởi tạo không có mã Swift vì thực hiện thông qua hệ thống thanh toán trong nước trước khi qua hệ thống Swift. Do đó, đại diện ACB đề nghị NHNN xem xét loại trừ đối với các giao dịch nhận tiền mà ngân hàng khởi tạo không có thông tin mã Swift trong Luật Phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, đại diện HDBank đã đề xuất về hai vấn đề chính, gồm:

Thứ nhất, về một số biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao.

HDBank cho biết, theo điểm b, c khoản 5 Điều 4 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, đối với khách hàng có mức độ rủi ro rửa tiền cao, đối tượng báo cáo phải thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng, bao gồm các thông tin về thu nhập của khách hàng trong 6 tháng gần nhất và nguồn tiền trong giao dịch. Theo HDBank, vấn đề đối tượng báo cáo cần làm rõ hơn, đó là mức độ xác minh thông tin về thu nhập và nguồn tiền của khách hàng như thế nào là phù hợp và tuân thủ quy định của Thông tư 09.

Thứ hai, về giao dịch với tổ chức, cá nhân trong Danh sách đen của FATF. Lấy dẫn chứng từ sự việc vừa qua Myanmar bị đưa vào Danh sách đen của FATF, nhiều đối tượng báo cáo ở Việt Nam đang có khách hàng, giao dịch liên quan đến Myanmar, nên có ảnh hưởng nhất định khi áp dụng quy định mới của Luật Phòng, chống rửa tiền. Một số quy định liên quan đến giám sát các giao dịch trên sẽ dẫn đến vận hành mất thời gian, làm chậm các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông thường, ít rủi ro hoặc đòi hỏi đối tượng báo cáo phải tăng chi phí vận hành, điều chỉnh hệ thống,… để đáp ứng quy định.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết tiền mã hóa đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng tại Việt Nam nhưng khối lượng giao dịch thực tế đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới.

Theo một số liệu từ Chainalysis được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chia sẻ gần đây trong một chương trình tập huấn tại Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam vào cuối tháng 8/2023, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 đến 10/2022 là 90,8 tỉ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Các diễn giả thảo luận tại hội nghịCác diễn giả thảo luận tại hội nghị

Ông Phan Đức Trung cho rằng, xét theo địa chỉ truy cập mạng internet, nền tảng được sử dụng nhiều nhất để giao dịch tiền mã hóa của người dùng ở Việt Nam là sàn giao dịch Binance.com với gần 42 triệu lượt truy cập từ trong vòng 1 năm từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Nền tảng đứng thứ hai là sàn giao dịch có tên là Exness.com, với 21,89 triệu lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian.

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, Hiệp hội Blockchain Việt Nam khuyến nghị các định chế tài chính cần nhận diện giao dịch tài sản số, xây dựng quy trình và chuẩn bị tốt nhân sự. Như về nhận diện giao dịch tài sản số là một loại tài sản mà Bộ Luật dân sự Việt Nam công nhận.

Trong khi chưa có các văn bản pháp lý cụ thể về tiền mã hoá, các tổ chức tín dụng cần nhận diện và học cách phân loại tài sản này theo quy tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế… Các định chế tài chính nên xây dựng quy trình và kiểm soát tuân thủ đối với các hoạt động về chống rửa tiền liên quan tới tài sản mã hóa đối với các tài khoản cá nhân. Ngoài ra, phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trên nguyên tắc hội tụ đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và luật.

Hương Giang
Ý kiến bạn đọc
Investo - Website cung cấp giải pháp quảng cáo & Marketing cho ngành tài chính - đầu tư
12:35 ,05/12/2023

Kinh tế, tài chính là lĩnh vực mở toàn cầu luôn nhận được nhiều sự quan tâm và đón nhận tin tức mỗi ngày trên khắp thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với sự phát triển nhanh mạnh của thời đại 4.0, ngày càng có nhiều các đơn vị, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực tài chính - đầu tư ra đời, trở thành đối thủ cạnh tranh lẫn nhau.

MWG từ 'hàng hiệu' thành 'hàng chợ'
10:10 ,28/11/2023

Từng một thời là “hàng hiệu” của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thời gian gần đây mã MWG của CTCP Đầu tư Thế giới di động liên tục bị bán “bán đổ, bán tháo”. Thậm chí, mã cổ phiếu này đối diện nguy cơ bị loại khỏi rổ “danh giá” VNDiamond.

Mr Hunter - Nhân vật đặc biệt đằng sau Sự kiện Tài chính Hot nhất Tháng 11
12:28 ,21/11/2023

Tháng 11 đánh dấu sự kiện tài chính đỉnh cao "Hãy Tham Lam Khi Người Khác Sợ Hãi" với sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt, người góp phần làm nên sự nổi bật - Mr Hunter. Trong bối cảnh tài chính sôi động, MoneyBeat sẽ đồng hành cùng Mr Hunter, một nhà đầu tư hàng đầu, một diễn giả tài năng, để khám phá những chiến lược, bí mật và tri thức giúp bạn vượt qua những thách thức đầy thách thức trong thế giới tài chính.

Techcombank thắng giải thưởng Dịch vụ ngân hàng số hàng đầu thế giới từ Global Finance
15:59 ,14/11/2023

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa được tổ chức Global Finance vinh danh với các giải pháp ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với 2 giải thưởng lớn là “Ứng dụng Ngân hàng số tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương” cho Techcombank Mobile và “Nền tảng Ngân hàng số cho doanh nghiệp tốt nhất thế giới” cho Techcombank Business.

Kama Capital - sàn giao dịch quốc tế uy tín với giấy phép FSA
12:30 ,14/11/2023

Kama Capital, một sàn giao dịch tài chính và đầu tư có địa chỉ đăng ký tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang lập nên những bước chân mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Kama Capital không chỉ là nơi giao dịch tài chính, mà còn là người đồng hành đáng tin cậy của hàng nghìn nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Phải chăng sàn Trust Markets là sàn lừa đảo?
19:28 ,08/11/2023

Với thời đại 4.0 như hiện nay việc xuất hiện hàng nghìn hàng vạn sàn giao dịch là điều tất yếu, tuy nhiên không phải sàn giao dịch nào ra đời cũng nhằm giúp ích mà mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Đi đôi với sự phải triển của nhiều thiết bị, nhiều cải tiến mới thì việc lừa đảo ngày càng trở nên lộng hành và được thực hiện khá nhiều. Vậy làm thế nào để biết sàn giao dịch nào uy tín, sàn giao dịch nào lừa đảo?

Chuyên gia Nguyễn Thế Minh: Thị trường sẽ có nhịp sóng tăng ngắn hạn và quay đầu giảm vào tháng 12
10:39 ,06/11/2023

Thị trường có thể đón nhịp sóng tăng trong ngắn hạn vào tháng 11. Nhà đầu tư có thể cân nhắc xem xét mua vào trong thời điểm này. Tuy nhiên, khó khăn sẽ quay trở lại trong tháng 12 hay nói cách khác rủi ro trung hạn vẫn kéo dài...

Morgan Stanley - Mã cổ phiếu tiềm năng không thể bỏ lỡ mùa thu 2023!
13:32 ,24/10/2023

Morgan Stanley được thành lập từ năm 1935, hoạt động với tư cách là một ngân hàng và công ty tổ chức chứng khoán có niên sử phát triển lâu đời tại Hoa Kỳ. Tập đoàn này là một trong những “ông trùm” tài chính lớn nhất thế giới. Hiện tại trụ sở chính của công ty được đặt tại New York, London và Hong Kong.

Workshop Offline: Chiến lược đầu tư cổ phiếu Mỹ an toàn và hiệu quả
19:32 ,23/10/2023

Hiện nay, ngoài những hình thức đầu tư truyền thống như nhà đất, ngân hàng,... thì thị trường chứng khoán chính là một kênh đầu tư khác có khả năng sinh lời hiệu quả hơn và phù hợp với nhiều người. Trong đó cổ phiếu Mỹ là một trong những sản phẩm đầu tư tối đa hóa lợi nhuận được ưa chuộng nhất. 

Ba tín hiệu cho thấy đà giảm của chứng khoán sắp kết thúc
11:34 ,20/10/2023

Chuyên gia BSC cho rằng dòng tiền là yếu tố quan trọng nhất quyết định xu hướng điều chỉnh đã thực sự kết thúc. Để kích thích dòng tiền trở lại, những rủi ro mà thị trường lo ngại trước đó cần giảm bớt.

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023
09:31 ,25/11/2023

Chiều ngày 25/11, tại TP.HCM, Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ ba năm 2023 với chủ đề “Văn hóa kinh doanh dòng chảy phát triển và hội nhập” đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Khai mạc Triển lãm quốc tế Công nghiệp hóa chất lần thứ 18 – VINACHEM EXPO 2023
22:22 ,15/11/2023

Sáng nay 15/11/2023, Triển lãm quốc tế Công nghiệp hóa chất lần thứ 18 tại Việt Nam - VINACHEM EXPO 2023 đã chính thức được khai mạc tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành tổ chức thường niên lần thứ 20 tại Việt Nam nhằm tạo môi trường giao thương hiệu quả cho doanh nghiệp, giới chuyên môn trong nước và quốc tế.

Đổi mới sáng tạo và Phát triển bền vững – Nền tảng chiến lược cho Doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới
13:46 ,15/11/2023

Đổi mới sáng tạo và Phát triển bền vững – Nền tảng chiến lược cho Doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới là chuỗi sự kiện do Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation – SVF) và i.Value Holdings phối hợp tổ chức. Chiều ngày 14/11, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị Innovation to Green Growth Summit - Khai phóng tiềm năng phát triển doanh nghiệp bền vững - Hoạt động đầu tiên của chuỗi sự kiện nhằm chia sẻ về tầm quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy phát triển doanh nghiệp sáng tạo và bền vững.

 

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 tại TP.HCM
10:54 ,13/11/2023

Vào chiều ngày 13-11, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM, cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 với chủ đề “Vẻ đẹp của sự thông minh” đã chính thức được khởi động quy mô toàn quốc. Những thí sinh đầu tiên từ các trường đại học khu vực phía Nam đã lộ diện tại buổi họp báo.

VINACHEM EXPO 2023 - Triển lãm chuyên ngành hóa chất có quy mô lớn nhất tại Việt Nam
12:17 ,10/11/2023

Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lớn nhất tại Việt Nam – Vinachem Expo 2023 sắp được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn SECC (799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. Hồ Chí Minh) với quy mô 500 gian hàng thuộc 375 đơn vị trong nước và quốc tế tham dự.

 

Khai mạc Chuỗi Triển lãm công nghiệp và sản xuất Việt Nam (VIMF) 2023
10:50 ,08/11/2023

Chuỗi Triển lãm công nghiệp và sản xuất Việt Nam (VIMF) được tổ chức lần thứ 4 và là lần thứ 19 trên quy mô cả nước đã chính thức được khai mạc vào sáng ngày 8/11/2023 tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh thu hút hơn 350 gian hàng đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhiều hoạt động trải nghiệm tại Ngày hội Tân sinh viên TP.HCM năm 2023
13:25 ,21/10/2023

Ngày hội Tân Sinh viên lần thứ 18 năm 2023 với chủ đề “Khát vọng Sinh viên” đã chính thức khai mạc vào sáng nay 21/10/2023 tại Nhà Văn hóa Sinh viên - Khu Đô thị ĐHQG TP.HCM thu hút hơn 3.000 sinh viên tham gia.

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp HVG lần thứ I: Công bố Ban chấp hành giai đoạn 2023-2026
21:09 ,09/10/2023

Sáng ngày 8/10, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp HVG lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-2026 với chủ đề: “Kết Nối – Tăng Trưởng – Phát Triển – Thịnh Vượng – Xanh Bền Vững” được tổ chức tại Hội trường Thành uỷ TP.HCM đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Cơ hội mới cho các doanh nghiệp khi thị trường chứng khoán hồi phục
16:40 ,28/09/2023

Các diễn giả đều đánh giá cao kênh đầu tư chứng khoán vẫn đang hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác tại buổi Tọa đàm “Thị trường hồi phục - Cơ hội mới cho các doanh nghiệp” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức ở TP.HCM.

Khai mạc “Triển lãm Công nghệ thông minh tại Việt Nam – OCTF 2023”
11:59 ,22/09/2023

Chiều ngày 21/9/2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn đã diễn ra khai mạc triển lãm Công nghệ thông minh tại Việt Nam – OCTF 2023, sự kiện do Công ty Overseas Chinese Think Tank, Công ty Triển lãm Quốc tế Quảng Triển – Quảng Đông… phối hợp với Công ty Vietfair tổ chức.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn