TCBF: Bán tháo chứng chỉ quỹ thời điểm này, nhà đầu tư thiệt hại đôi đường

Thứ bảy, 19/11/2022, 10:12 GMT+7

Chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ, lại dễ bị tác động tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian qua.

 

NAV theo loại hình đầu tư của các quỹ mở trên thế giới (tỷ USD, %). NAV theo loại hình đầu tư của các quỹ mở trên thế giới (tỷ USD, %

Chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu trong những năm qua trở thành lựa chọn phù hợp với các nhà đầu tư quy mô vốn nhỏ, khẩu vị rủi ro thấp nhưng vẫn có tỷ suất sinh lời vẫn cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng.

Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua chứng chỉ quỹ trái phiếu mà không cần chứng minh vai trò nhà đầu tư chuyên nghiệp để mua mua trái phiếu riêng lẻ trực tiếp từ doanh nghiệp.

Rủi ro hơn, nhà đầu tư phải mua lại từ các công ty môi giới hoặc ký các hợp đồng hợp tác đầu tư với bên thứ 3 trên thị trường thứ cấp.

Thay vì phải tự tìm hiểu hoạt động kinh doanh, dự án của doanh nghiệp, tự đánh giá năng lực tài chính và rủi ro trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp của các công ty quản lý quỹ và các tổ chức liên quan như ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán…

Thực tế, hàng chục nghìn nhà đầu tư cá nhân đã chọn mua chứng chỉ quỹ trái phiếu do các công ty quản lỹ quỹ TCC, SSIAM, MBCapital, Dragon Capital… phát hành.

Điển hình như Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom (TCBF) đến tháng 9/2022 có hơn 43.000 nhà đầu tư, trong đó gần một nửa nhà đầu tư chỉ nắm giữ dưới 5.000 chứng chỉ quỹ (tương đương giá trị khoảng 83 triệu đồng).

Nhưng chính các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư nhỏ, lại dễ bị tác động tâm lý và gây ra làn sóng bán lại chứng chỉ quỹ ồ ạt trong thời gian qua. Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng nghìn tỷ đồng đã bị các nhà đầu tư rút khỏi các quỹ trái phiếu TCBF, SSIBF, MBBond và DCBF. Điều này đang gây áp lực rất lớn cho các công ty quản lý quỹ trái phiếu khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời.

Hiện tượng này xuất phát từ tâm lý hoang mang, lo lắng của các nhà đầu tư sau khi các vụ án liên quan đến trái phiếu liên tục diễn ra.

Quy mô đầu tư tài sản thu nhập cố định trên thế giới năm 2021 (tỷ USD)Quy mô đầu tư tài sản thu nhập cố định trên thế giới năm 2021 (tỷ USD)

Thời gian qua, có một thực tế là bất kỳ sản phẩm đầu tư nào liên quan đến từ khóa trái phiếu đều bị nhà đầu tư rao bán để nhanh chóng thu tiền về, nhằm bảo toàn nguồn vốn. Đồng thời lãi suất tiết kiệm tăng nhanh đã trở thành kênh hút tiền cạnh tranh trực tiếp với các kênh đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ.

Với cơ chế hoạt động của quỹ mở, khi các nhà đầu tư có nhu cầu bán chứng chỉ quỹ trái phiếu, các công ty quản lý quỹ phải thực hiện mua lại theo ngày hoặc 2 lần/tuần. Nguồn vốn mua lại có thể đến từ việc phát hành chứng chỉ quỹ mới, nếu không đủ, công ty quản lý quỹ sẽ phải bán đi một phần danh mục trái phiếu để tạo nguồn.

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hoang mang, không phân biệt trái phiếu tốt xấu, muốn bán bằng mọi giá để thu tiền về. Kết quả là giá nhiều trái phiếu được chào bán thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật (gồm mệnh giá và lãi tích lũy).

Trong một số trường hợp, để có nguồn mua lại chứng chỉ quỹ, các công ty quản lý quỹ phải hạ giá bán trái phiếu trong danh mục. Điều này gây thiệt hại cho chính nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ.

Chưa dừng lại ở đó, việc các trái phiếu xác lập giá thị trường thấp sẽ khiến cho các trái phiếu còn lại trong danh mục của các quỹ đầu tư bị định giá thấp tương ứng (theo nguyên tắc market-to-market). Điều này dẫn đến tổng giá trị danh mục giảm đáng kể và kéo theo giá mỗi chứng chỉ quỹ sụt giảm tương ứng.

Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng GDP 2021 (%)Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng GDP 2021 (%)

Đây cũng chính là mức giá mà công ty quản lý quỹ áp dụng khi mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư.

Minh chứng cho điều này, một thông báo của quỹ TCBF hôm qua (16/11) cho biết, một trái phiếu chất lượng của tập đoàn hàng tiêu dùng mà quỹ nắm giữ gần đây được giao dịch với giá 88.888 đồng/ trái phiếu trong khi giá trị thật là 103.288 đồng, tức là giá thị trường thấp hơn 14% giá trị thật.

Nhiều trái phiếu trong danh mục nắm giữ của TCBF có tình trạng tương tự dẫn đến tổng giá trị danh mục NAV ngày 15/11 là 10.964 tỷ đồng, thấp hơn giá trị thật là 12.134 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến giá chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) được công bố để giao dịch là 14.851 đồng, thấp hơn giá trị thật của mỗi chứng chỉ quỹ là 16.280 đồng.

Trước thực trạng này, Ban điều hành quỹ TCBF khuyến cáo các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian này và không nên bán lại chứng chỉ quỹ để tránh thiệt hại không đáng có.

Thực tế các quỹ đầu tư trái phiếu với đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp đều nắm giữ các trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Hoạt động đầu tư của các quỹ này cũng được đa dạng hóa và được thẩm định, quản trị rủi ro theo chuẩn mực chuyên nghiệp.

Đặc biệt các quỹ đầu tư đều được giám sát bởi một ngân hàng.

Báo cáo của quỹ TCBF hồi tháng 9 cho thấy quỹ này đang nắm giữ trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như VinGroup, Vinhomes, Vincom Retail, Masan Group, CII… hay các ngân hàng như VietinBank,BIDV…

Ban điều hành của quỹ TCBF kỳ vọng khi thị trường bình ổn hơn trong thời gian tới thì giá giao dịch trái phiếu trên thị trường dự kiến về đúng với giá trị thật và cao hơn hiện nay, thì giá chứng chỉ quỹ sẽ trở lại đúng giá trị thật và lợi nhuận kỳ vọng của quỹ có thể đạt đến 10%/năm như kế hoạch.

Nguồn: markettimes.vn

 

Ý kiến bạn đọc
Khối ngoại miệt mài bán ròng từ đầu năm, thị trường đang gặp khó?
19:23 ,15/04/2024

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đợt bán ròng của khối ngoại gần đây không quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường bởi lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng
02:08 ,27/03/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.

Câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán: Doanh nghiệp sản xuất, y tế, công nghệ “chiếm sóng”, vắng bóng nhóm tài chính, bất động sản
01:33 ,11/03/2024

Nhóm thị giá 3 chữ số vắng bóng cổ phiếu tài chính, bất động sản, thay vào đó là các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ hơn như công nghệ, y tế, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ công nghiệp,…

Ngành ngân hàng tăng cường 'rã băng' tín dụng ngay từ đầu năm
02:14 ,19/02/2024

Mặc dù được giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần ngay từ đầu năm nhưng tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2024 lại khá thấp so với các năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góc tối “gia đình trị" trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình đe doạ sự trường tồn của doanh nghiệp
10:36 ,07/02/2024

Tính minh bạch là yêu cầu thực tế quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên điều này có vẻ là thách thức đối với mô hình quản lý kiểu gia đình trị, đặc trưng bởi sự chồng chéo quyền lực và tài chính.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'
09:52 ,17/01/2024

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.

 

Sự Đổi Mới Trong Giao Dịch Tài Chính: Sàn Enzo FX Đưa Đến Những Cơ Hội Mới
17:15 ,08/01/2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chuyển động không ngừng, Sàn Enzo FX không chỉ là một sàn giao dịch, mà đây còn được xem là một bước tiến đột phá đưa đến những cơ hội mới và trải nghiệm đầu tư đẳng cấp. Dưới đây là những điểm nổi bật khiến sàn giao dịch Enzo FX trở thành điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đổi mới và sự khác biệt.

Kiều hối sẽ tăng mạnh vào tháng Tết cổ truyền
09:50 ,04/01/2024

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo lượng kiều hối năm 2024 chuyển về qua các NHTM và tổ chức kinh tế trên địa bàn sẽ tăng khoảng 20% so với năm qua. Tổng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước đó.

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng
23:33 ,28/12/2023

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Năm 2024: Từ cơ hội đến chiến lược trong tài chính cá nhân
16:45 ,27/12/2023

Xây dựng tài chính cá nhân là một hành trình không ngừng thay đổi và phát triển. Trên con đường này, chúng ta luôn đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, và việc biết cách tận dụng những cơ hội và xây dựng lược đúng là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn