Làn sóng nâng lãi suất chưa từng có trong 40 năm

Thứ ba, 26/07/2022, 12:25 GMT+7

Để ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao, trong năm nay, hơn 70 ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất lên mức cao nhất - điều chưa từng có trong 40 năm qua.

 

Chỉ số "Global Inflation Surprise Index" đo lường chênh lệch lạm phát thực tế so với dự báo của các nhà kinh tế từ 2000 đến nay. Đồ họa: The EconomistChỉ số "Global Inflation Surprise Index" đo lường chênh lệch lạm phát thực tế so với dự báo của các nhà kinh tế từ 2000 đến nay. Đồ họa: The Economist

Theo New York Times, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp tuần này và dự kiến nâng lãi suất lần đầu kể từ năm 2011 để ứng phó với lạm phát. Được biết, họ có thể chỉ nâng 25 điểm cơ bản (0,25%) và sẽ "mạnh tay" hơn vào tháng 9. 

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Canada tuần trước đột ngột nâng lãi suất thêm 1%. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tháng trước cũng nâng lãi suất thêm 75%, mức mạnh nhất trong gần 30 năm và dự báo sẽ còn mạnh tay hơn trong tháng này. Ngân hàng Trung ương Philippines tuần trước cũng bất ngờ nâng lãi suất thêm 0,75%.

Làn sóng nâng lãi suất chưa từng có 

Từ đầu năm ngoái, lạm phát đã bắt đầu tăng tốc tại nhiều nền kinh tế, do nhu cầu hàng hóa tăng mạnh, song nguồn cung lại thiếu hụt do Covid-19. Các ngân hàng trung ương thời điểm đó kỳ vọng mọi chuyện sẽ bình thường trở lại một khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa và các tuyến đường vận chuyển thông thoáng. Tuy nhiên, kịch bản này đã không xảy ra, khi chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung dầu lẫn lương thực và khiến lạm phát lên mức kỷ lục ở nhiều nơi.

Đối phó với tình huống này, các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu phản ứng mạnh hơn, khi ít nhất 75 ngân hàng trung ương đã quyết định nâng lãi suất trong năm nay. "Đó không phải điều (PV: việc nâng lãi suất) chúng ta thấy trong vài thập niên qua", Bruce Kasman - kinh tế trưởng tại JPMorgan Chase nói.

Lần cuối nhiều nền kinh tế lớn đột ngột tăng lãi suất để chống lạm phát là vào thập niên 80. Khi đó, Eurozone còn chưa tồn tại và thị trường tài chính toàn cầu kém phát triển hơn. Theo Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva, khoảng 75% nền kinh tế được tổ chức này theo dõi đã tăng lãi suất từ tháng 7/2021. Các nền kinh tế phát triển tăng trung bình 1,7%, còn các nền kinh tế mới nổi tăng hơn 3%.

Vì khó có thể can thiệp để ghìm giá năng lượng, phương án ứng phó khả dĩ là tăng chi phí đi vay để kéo giảm tiêu dùng và kinh doanh, tạo cơ hội để cung bắt kịp cầu, khiến lạm phát hạ nhiệt. Và, khi lãi suất tăng vọt tại khắp nơi, tiền rẻ nhiều năm qua giờ trở nên đắt đỏ. Điều này đã dấy lên lo ngại trong giới đầu tư rằng kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng chậm lại và một số quốc gia sẽ rơi vào suy thoái.

"2022 sẽ là một năm khó khăn và 2023 có thể còn khó khăn hơn, với nguy cơ suy thoái cao hơn", bà Georgieva dự báo, lập luận rằng các ngân hàng trung ương cần phản ứng với lạm phát vì "hành động bây giờ sẽ ít gây tổn hại hơn hành động sau này".

Các hộ gia đình ở Anh đang chứng kiến giá thực phẩm tăng cao nhất trong 40 năm trở lại đây.Các hộ gia đình ở Anh đang chứng kiến giá thực phẩm tăng cao nhất trong 40 năm trở lại đây

Lãi suất cao gây tác động gì?

Làn sóng nâng lãi suất chưa từng có trong 40 năm qua sẽ gây ra nhiều tác động. Đầu tiên, thị trường có nguy cơ rối loạn khi kỷ nguyên lãi suất thấp kết thúc. Nhiều quốc gia và doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để thích nghi với việc dòng vốn chuyển hướng. Dòng vốn thay đổi cũng ảnh hưởng đến khả năng các quốc gia và doanh nghiệp bán được trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn.

Thứ hai, lãi suất tăng sẽ khiến giá cổ phiếu và các tài sản khác có thể giảm trong dài hạn. Vì người gửi tiết kiệm có thể nhận được tiền lời cao hơn cho các khoản đầu tư ít rủi ro hơn, như trái phiếu chính phủ.

Thứ ba, một số nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái khi người tiêu dùng và doanh nghiệp siết chi tiêu. Theo Kasman, Mỹ và Tây Âu có 40% khả năng suy thoái vào năm tới, với rủi ro bắt nguồn từ động thái của ngân hàng trung ương và chiến sự Nga - Ukraine kéo dài. 

Tuy nhiên, nếu hiện tại họ tránh được suy thoái, do tỷ lệ thất nghiệp thấp, người tiêu dùng vẫn chi tiêu và lạm phát tăng, FED và các ngân hàng trung ương khác rồi cũng sẽ phải tăng lãi suất để kìm hãm tăng trưởng và lạm phát, Kasman nói.

Trên thực tế, FED vẫn muốn kịch bản "hạ cánh mềm". Trong đó, việc tuyển dụng lao động và chi tiêu chỉ giảm ở mức đủ để tăng trưởng tiền lương và giá cả vừa phải, chứ không đến mức suy thoái kinh tế.

Nhưng, với diễn biến thế giới hiện tại, lạm phát rất khó đi xuống, khi nguồn cung hàng tiêu dùng vẫn hạn chế, giá dầu và thực phẩm tăng đột biến khiến giá cả tăng vọt. Điều này cũng giải thích vì sao hàng loạt ngân hàng trung ương phản ứng rất nhanh, bất chấp nguy cơ suy thoái.

Theo Christopher Waller - thành viên Hội đồng Thống đốc FED, ở thời điểm này, lạm phát phải là trọng tâm trong mọi cuộc họp chính sách. Còn Brendan McKenna - nhà kinh tế tại Wells Fargo cho rằng xu hướng nâng lãi suất chưa đạt đỉnh. "Chúng ta thậm chí có thể chứng kiến các động thái quyết liệt hơn", ông nói.

Song, câu hỏi quan trọng hơn là điều đó sẽ có ý nghĩa gì với nền kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại mạnh trong năm nay nhưng vẫn ở mức tích cực. Dù vậy, vẫn có nguy cơ "đáng kể" về tình trạng tăng trưởng đình trệ và lạm phát vẫn ở mức cao.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Ý kiến bạn đọc
U40 kiếm 1,2 tỷ đồng/tháng ‘ngon ơ’ nhờ thu nhập thụ động: Tránh xa 3 điều ‘quen thuộc’ này là làm giàu thành công
01:31 ,27/03/2024

Đây là cách mà người đàn ông này “làm giàu” và kiếm được khoản thu nhập không nhỏ mỗi tháng.

Không phải vàng, các gia đình ở nền kinh tế số 1 thế giới ‘giàu lên trông thấy’ nhờ đầu tư vào chứng khoán đang thăng hoa
02:00 ,11/03/2024

Theo FED, năm 2023, tài sản hộ gia đình Mỹ đã ghi nhận mức cao kỷ lục, phần lớn nhờ thị trường chứng khoán đang có một năm đầy thành công.

Vì đâu nhiều quốc gia Đông Nam Á, từ Singapore, Thái Lan đến Indonesia đang phát tiền cho người dân?
01:56 ,19/02/2024

Chính phủ nhiều nước Đông Nam Á đang tập trung hỗ trợ tiền cho người dân trong khi các chuyên gia cảnh báo việc này có thể gây ra những gánh nặng tài chính.

 

Cuộc chiến "lấy lòng" khách hàng siêu giàu của các thương hiệu xa xỉ
10:48 ,31/01/2024

Các nhà bán lẻ và thương hiệu xa xỉ đang cạnh tranh nhau để thu hút và giữ chân những người mua sắm giàu có...

Sau bê bối chấn động, công ty con của Toyota sẽ bị cấm sản xuất ô tô?
10:52 ,17/01/2024

Thương hiệu Daihatsu sẽ chính thức bị cơ quan chức năng Nhật Bản tước giấy phép sản xuất ô tô ngay trong tháng 1/2024.

Lý do phí sửa chữa xe điện đắt đỏ, có thể tới hàng chục nghìn USD
10:07 ,07/12/2023

Đối với xe điện, việc sửa chữa sau va chạm có thể tốn kém hơn hàng nghìn USD so với xe chạy bằng xăng...

Jack Ma “lấn sân” sang mảng kinh doanh thực phẩm
09:53 ,28/11/2023

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, nhà sáng lập Alibaba Jack Ma vừa thành lập một công ty mới có tên “Hangzhou Ma's Kitchen Food”…

Financial Times: Fed và các NHTW lớn đang đứng ở 'ngã 3 đường', không chắc khi nào sẽ tăng hay hạ lãi suất
10:49 ,06/11/2023

Theo Joseph Gagnon, cựu nhân viên cấp cao của Fed, khi tình hình căng thẳng, các NHTW sẽ nhanh chóng tăng lãi suất. Nhưng khi đã "hành động đủ", họ không còn chắc chắn về bước đi tiếp theo.

Tương lai nhà băng UBS sau thương vụ thâu tóm Credit Suisse
11:56 ,20/10/2023

Việc sáp nhập Credit Suisse đi kèm với hàng loạt khó khăn tiềm ẩn với UBS...

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn