Chưa thể bỏ hạn mức tín dụng

Thứ năm, 16/06/2022, 13:31 GMT+7

Để tiến đến bỏ cơ chế hạn mức tín dụng cần có lộ trình thích hợp, chuẩn bị và vận hành hiệu quả các công cụ chính sách thay thế.

Cấp hạn mức TTTD là chính sách quan trọng trong kiểm soát nợ xấu, góp phần kiềm chế lạm phátCấp hạn mức TTTD là chính sách quan trọng trong kiểm soát nợ xấu, góp phần kiềm chế lạm phát

Hệ lụy lớn nếu bỏ ngay

Năm tháng đầu năm nay tín dụng đã tăng khoảng 8%, tức đã đạt 2/3 so với định hướng tăng trưởng tín dụng (TTTD) 12% đặt ra cho cả năm nay và nhiều NHTM cho biết đã sắp “cạn” room tín dụng được cấp hồi đầu năm, trong khi nhu cầu vốn vẫn đang tiếp tục gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh đang chuyển nhanh về trạng thái bình thường.

Thực tế ấy khiến việc liên tục trong thời gian gần đây có nhiều ý kiến cho rằng NHNN cần bỏ cơ chế hạn mức TTTD. Các luồng ý kiến này cho rằng đây là công cụ đã “lạc hậu” vì hiện nay gần như không còn nước nào áp dụng; trong khi “sức khỏe” của các TCTD hiện cũng tốt hơn nhiều so với trước đây khi đa số đã đáp ứng được theo Basel II thậm chí Basel III; hơn nữa NHNN đã có các công cụ điều hành để kiểm soát tín dụng (như tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR), tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và các tỷ lệ an toàn khác)…

Tuy nhiên cũng có một số vấn đề cần làm rõ. Trước hết, các thách thức gia tăng đang đặt điều hành CSTT ở thế tiến thoái khó khăn hơn và trong đó điều hành tín dụng có lẽ là khó khăn lớn nhất. Bởi vậy theo các chuyên gia, nếu “vắng bóng” cơ chế hạn mức tín dụng, mọi chuyện sẽ rất nhanh chóng hướng theo ngã rẽ khác. Ví như, một cuộc đua lãi suất có thể xảy ra nếu cơ chế này bị loại bỏ. Hệ lụy sau đó nữa thì còn vô số, trong đó chắc chắn có vấn đề nợ xấu vọt tăng và KTVM rơi vào bất ổn.

PGS. TS. Quách Mạnh Hào cho biết, ở các thị trường tài chính phát triển, câu chuyện dòng chảy tín dụng sẽ được tự điều chỉnh mà không cần cơ chế quản lý hạn mức tín dụng, nhờ hai yếu tố rất quan trọng là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và cơ chế Kiềm chế tín dụng (Credit Rationing - cơ chế tự dừng cho vay khi rủi ro tăng dần, trong đó có việc các ngân hàng có thể từ chối cấp tín dụng ngay cả khi khách hàng sẵn sàng trả mức lãi suất theo yêu cầu hoặc cao hơn).

Tuy nhiên ở một thị trường mới nổi và còn non trẻ như Việt Nam, việc chưa có được sự “tự điều chỉnh” như thị trường “kiểu sách” - cụm từ PGS. TS. Quách Mạnh Hào dùng để nói có thể thị trường tài chính ở các nước đã phát triển - và dễ dàng đi vào thị trường “kiểu lách”, tức là lách luật cũng không quá khó hiểu. Do đó, theo chuyên gia này, dù là giải pháp hành chính nhưng cơ chế cấp hạn mức tín dụng đã và đang mang lại hiệu quả. “Nếu bỏ hạn mức tín dụng ngay bây giờ, chúng ta sẽ thấy tín dụng tăng trưởng ào ạt, và có thể sẽ phải có thêm vài cái VAMC nữa”, chuyên gia này ví von về khả năng nợ xấu có thể bùng phát nếu để TTTD “tự do”.

Nhưng phải sẵn sàng lộ trình

Việc bỏ đi cơ chế hạn mức tín dụng càng không phù hợp trong tình thế lưỡng nan hiện nay khi bối cảnh bên ngoài đang đối mặt với nguy cơ “đình - lạm”; trong nước dù kinh tế phục hồi, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp tăng cao, song cùng lúc đó các rủi ro, đặc biệt là sức ép lạm phát gia tăng và nguy cơ nợ xấu tăng mạnh đang hiện hữu. Trong khi với tỷ lệ vốn tín dụng trên GDP đang ở mức rất cao hiện nay, bất kỳ biến động lớn nào trong nền kinh tế cũng có thể ảnh hưởng ngay tới hệ thống ngân hàng. Ngược lại, một khi các ngân hàng gặp vấn đề như mất khả năng chi trả sẽ gây hệ lụy tới nền kinh tế. Việc “buông” cho TTTD tự do trong thời điểm hiện nay chính là một trong những tiền đề có thể gây ra những hệ lụy trên.

Do đó, làm sao cân đối, hài hòa được các giải pháp, trong đó có giải pháp về điều hành tín dụng để có lợi nhất đối với ổn định KTVM và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, nhưng không chủ quan đối với lạm phát, nợ xấu là những vấn đề hóc búa đặt ra hiện nay. Như Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trong trả lời chất vấn trước Quốc hội mới đây đã khẳng định: “Từ góc độ của các TCTD sẽ mong muốn TTTD nhiều, nhưng NHNN phải đứng ở trên góc độ điều hành KTVM. Nếu đáp ứng yêu cầu của các TCTD thì CSTT sẽ không đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay”.

Trong khi nhìn lại lịch sử hơn 10 năm trở lại đây từ khi áp dụng hạn mức TTTD, rõ ràng cơ chế này đã góp phần rất quan trọng giúp KTVM ổn định, kiềm chế lạm phát và quan trọng nhất là giữ được thị trường tiền tệ ổn định với mặt bằng lãi suất đi xuống, không còn xuất hiện các cuộc đua lãi suất như trước đây.

Bên cạnh đó hiện hệ thống ngân hàng vẫn chưa phát triển đồng đều và đang trong quá trình tái cơ cấu. Chưa kể, hiện gánh nặng lo vốn cho nền kinh tế đang đặt lên vai hệ thống ngân hàng, kể cả vốn trung dài hạn, trong khi nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn.

Vì vậy việc kiểm soát TTTD, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn là rất cần thiết trong quá trình hệ thống tiếp tục tái cơ cấu và dần tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Song song với đó là quá trình đẩy nhanh phát triển thị trường vốn lành mạnh để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các vốn vay trung, dài hạn; chỉ vay vốn ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng phục vụ cho vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, áp lực đối với việc kiểm soát TTTD sẽ giảm đi.

Đây cũng là kỳ vọng của TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia khi cho rằng, việc thị trường vốn như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán sớm lành mạnh hóa, trở thành kênh dẫn vốn trung - dài hạn chủ đạo sẽ giúp giảm áp lực vốn tín dụng. Cùng với đó, khi TTTD không còn dấu hiệu tăng trưởng nóng, quỹ đạo ổn định ở quanh mức 10-12%/năm thì NHNN nên cân nhắc lộ trình bỏ “room” tín dụng.

Tuy nhiên theo ông, khi bỏ room tín dụng thì phải có các công cụ chính sách thay thế, như quản lý hệ số an toàn vốn theo Basel II bằng cả tử số và mẫu số, trong đó tử số là vốn chủ sở hữu, còn mẫu số là tín dụng và đầu tư. Khi đó, chính sách sẽ theo thông lệ quốc tế và có tính toàn diện, đầy đủ hơn.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc
Khối ngoại miệt mài bán ròng từ đầu năm, thị trường đang gặp khó?
19:23 ,15/04/2024

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đợt bán ròng của khối ngoại gần đây không quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường bởi lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng
02:08 ,27/03/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.

Câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán: Doanh nghiệp sản xuất, y tế, công nghệ “chiếm sóng”, vắng bóng nhóm tài chính, bất động sản
01:33 ,11/03/2024

Nhóm thị giá 3 chữ số vắng bóng cổ phiếu tài chính, bất động sản, thay vào đó là các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ hơn như công nghệ, y tế, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ công nghiệp,…

Ngành ngân hàng tăng cường 'rã băng' tín dụng ngay từ đầu năm
02:14 ,19/02/2024

Mặc dù được giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần ngay từ đầu năm nhưng tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2024 lại khá thấp so với các năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góc tối “gia đình trị" trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình đe doạ sự trường tồn của doanh nghiệp
10:36 ,07/02/2024

Tính minh bạch là yêu cầu thực tế quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên điều này có vẻ là thách thức đối với mô hình quản lý kiểu gia đình trị, đặc trưng bởi sự chồng chéo quyền lực và tài chính.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'
09:52 ,17/01/2024

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.

 

Sự Đổi Mới Trong Giao Dịch Tài Chính: Sàn Enzo FX Đưa Đến Những Cơ Hội Mới
17:15 ,08/01/2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chuyển động không ngừng, Sàn Enzo FX không chỉ là một sàn giao dịch, mà đây còn được xem là một bước tiến đột phá đưa đến những cơ hội mới và trải nghiệm đầu tư đẳng cấp. Dưới đây là những điểm nổi bật khiến sàn giao dịch Enzo FX trở thành điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đổi mới và sự khác biệt.

Kiều hối sẽ tăng mạnh vào tháng Tết cổ truyền
09:50 ,04/01/2024

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo lượng kiều hối năm 2024 chuyển về qua các NHTM và tổ chức kinh tế trên địa bàn sẽ tăng khoảng 20% so với năm qua. Tổng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước đó.

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng
23:33 ,28/12/2023

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Năm 2024: Từ cơ hội đến chiến lược trong tài chính cá nhân
16:45 ,27/12/2023

Xây dựng tài chính cá nhân là một hành trình không ngừng thay đổi và phát triển. Trên con đường này, chúng ta luôn đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, và việc biết cách tận dụng những cơ hội và xây dựng lược đúng là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn