Chính sách tiền tệ hỗ trợ “ghìm” sức ép lạm phát

Thứ tư, 03/08/2022, 17:16 GMT+7

Dù lạm phát ở các nước trên thế giới đang tăng cao nhưng lạm phát của Việt Nam chưa đáng lo nhờ nhiều biện pháp đã được triển khai, trong đó việc điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng có ý nghĩa quan trọng.

Nhiều chuyên gia khẳng định tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phátNhiều chuyên gia khẳng định tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát

Tiền tệ không là yếu tố gây lạm phát

Thay vì hạ nhiệt nhờ tăng lãi suất, lạm phát vẫn đang nóng lên ở nhiều quốc gia. Đơn cử, lạm phát ở Mỹ lại tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi (PCE) tháng 6/2022 tăng 0,6% so với tháng trước đó và PCE tính theo năm leo lên 4,8%. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm hôm 27/7.

Tương tự, ngân hàng trung ương của nhiều nước, khu vực đã bổ sung các đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây.

Ở trong nước, bất chấp rủi ro nhập khẩu lạm phát nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, mặt bằng tỷ giá, lãi suất, lạm phát được kiểm soát.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 7/2022 tăng nhẹ 0,4% so với trước, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021, vẫn còn khoảng cách đủ lớn với mục tiêu cả năm khoảng 4%.

Tuy nhiên, không phải không có thách thức. Tại cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, lãi suất điều hành trên thế giới đang tăng rất mạnh, đến nay đã có 196 lượt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,14%, nghĩa là cầu tín dụng đã tăng lên, trong khi nguồn huy động vốn của ngân hàng chỉ tăng 4,21%, tạo áp lực tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, không thể giảm lãi suất được, vì giảm nghĩa là đồng Việt Nam rẻ, dẫn đến chuyện găm giữ ngoại tệ. Vừa qua, NHNN phải điều tiết lãi suất ngắn hạn cũng như là tiền tệ phù hợp, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Hiệu quả từ việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì tiền tệ không phải là yếu tố gây nên lạm phát. TS. Bùi Duy Tùng, giảng viên kinh tế Đại học RMIT Việt Nam cho biết, lạm phát tại Việt Nam chủ yếu là do chi phí đẩy đến từ xăng dầu, giao thông… tăng cao chứ không phải do yếu tố tiền tệ.

Vì NHNN đang thận trọng trong việc áp dụng chính sách tăng lãi suất; tiền đồng của Việt Nam chưa có dấu hiệu mất giá nhanh như nhiều nước; NHNN không nới room tín dụng trong thời gian qua giúp thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tốt hơn, giảm áp lực cho lãi suất. Hơn nữa, NHNN đã thực hiện liên tục các nghiệp vụ thị trường mở đối với tín phiếu Kho bạc Nhà nước để giúp ổn định lãi suất liên ngân hàng.

Để chặn đà tăng của lạm phát từ chi phí đẩy, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất được ban hành kịp thời, giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm mức thu của 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay và xăng dầu...

 

Nhiều yếu tố tác động trong 6 tháng cuối năm

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lưu ý thêm, mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều. Trong khi đó, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn khi Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong hai năm 2022 - 2023; các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Những yếu tố này sẽ làm cho tổng cầu tăng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng theo.

Nêu rõ thách thức trong việc kìm giữ lạm phát trong nửa cuối năm 2022, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết hiện giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đang tăng lên, trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều nên chuyện nhập khẩu lạm phát vẫn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số khoản như học phí, thuế, lương cơ bản,… bắt đầu tăng từ 1/7 nên chưa thể hiện trong chỉ số lạm phát nửa đầu năm; tiền giải ngân vốn đầu tư công hay chương trình phục hồi sẽ nhanh hơn và nhiều hơn.

Đặc biệt, yếu tố xăng dầu cũng mới chỉ tác động làm tăng lạm phát ở vòng 1, đó là chi phí cho giao thông, sắp tới nó sẽ tác động vòng 2, vòng 3 lên giá lương thực - thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng... Khi đó, những yếu tố này sẽ đè nặng lên lạm phát.

Để đối phó với những thách thức này, với vai trò là "huyết mạch" của nền kinh tế, đại diện NHNN cho biết sẽ tính toán để đưa ra các phương án, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác với ưu tiên là kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là ở bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ, vĩ mô, bao gồm tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, chính sách quản lý giá… đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung vì an toàn quốc gia.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm theo dõi nền kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia, chỉ số lạm phát chỉ là một phần trong câu chuyện giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ tập trung kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhưng sức khỏe doanh nghiệp yếu thì không thể ổn định kinh tế.

Do đó, nền kinh tế cũng cần chính sách tài khoá mở rộng hợp lý; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa đồng thời đa dạng hóa các thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế. Như vậy mới vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất đối với thẻ tín dụng
02:08 ,27/03/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng.

Câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán: Doanh nghiệp sản xuất, y tế, công nghệ “chiếm sóng”, vắng bóng nhóm tài chính, bất động sản
01:33 ,11/03/2024

Nhóm thị giá 3 chữ số vắng bóng cổ phiếu tài chính, bất động sản, thay vào đó là các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ hơn như công nghệ, y tế, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ công nghiệp,…

Ngành ngân hàng tăng cường 'rã băng' tín dụng ngay từ đầu năm
02:14 ,19/02/2024

Mặc dù được giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần ngay từ đầu năm nhưng tăng trưởng tín dụng tháng đầu năm 2024 lại khá thấp so với các năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Góc tối “gia đình trị" trong các công ty niêm yết sở hữu gia đình đe doạ sự trường tồn của doanh nghiệp
10:36 ,07/02/2024

Tính minh bạch là yêu cầu thực tế quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên điều này có vẻ là thách thức đối với mô hình quản lý kiểu gia đình trị, đặc trưng bởi sự chồng chéo quyền lực và tài chính.

Nhiều doanh nghiệp nợ thuế như 'chúa chổm'
09:52 ,17/01/2024

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thế chấp tài sản ở ngân hàng nên cơ quan thuế không cưỡng chế thu hồi thuế được. Chưa kể, số người nộp thuế rời bỏ thị trường cũng gia tăng làm tăng tiền thuế nợ khó thu. Ngoài việc liên tục “bêu tên”, thời gian qua, cơ quan thuế đề xuất cấm chủ doanh nghiệp xuất cảnh, ngưng phát hành hóa đơn gây sức ép để thu thuế.

 

Sự Đổi Mới Trong Giao Dịch Tài Chính: Sàn Enzo FX Đưa Đến Những Cơ Hội Mới
17:15 ,08/01/2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chuyển động không ngừng, Sàn Enzo FX không chỉ là một sàn giao dịch, mà đây còn được xem là một bước tiến đột phá đưa đến những cơ hội mới và trải nghiệm đầu tư đẳng cấp. Dưới đây là những điểm nổi bật khiến sàn giao dịch Enzo FX trở thành điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự đổi mới và sự khác biệt.

Kiều hối sẽ tăng mạnh vào tháng Tết cổ truyền
09:50 ,04/01/2024

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh dự báo lượng kiều hối năm 2024 chuyển về qua các NHTM và tổ chức kinh tế trên địa bàn sẽ tăng khoảng 20% so với năm qua. Tổng lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước đó.

Techcombank Priority: Đẳng cấp và sự đồng hành cùng khách hàng
23:33 ,28/12/2023

Tiên phong với dịch vụ Ngân hàng ưu tiên từ hơn 10 năm qua, Techcombank Priority tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị và trải nghiệm đẳng cấp, xứng tầm. Đặc biệt, hai phòng chờ đẳng cấp để phục vụ khách hàng ưu tiên đã chính thức khai trương tại các tòa nhà biểu tượng của Techcombank tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Năm 2024: Từ cơ hội đến chiến lược trong tài chính cá nhân
16:45 ,27/12/2023

Xây dựng tài chính cá nhân là một hành trình không ngừng thay đổi và phát triển. Trên con đường này, chúng ta luôn đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, và việc biết cách tận dụng những cơ hội và xây dựng lược đúng là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân.

Lột trần những chiêu trò bẩn của các sàn giao dịch hiện nay
18:56 ,18/12/2023

Nhiều nạn nhân sập bẫy mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên hàng tỉ đồng với những sàn lừa đảo chứng khoán quốc tế và vấn nạn này vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn