Lạm phát vẫn là rủi ro lớn trong năm 2023

Thứ hai, 12/12/2022, 18:16 GMT+7

Kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ trong năm 2022 khi giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và nhà ở tăng vọt. Mặc dù đã có dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đạt đỉnh, nhưng tác động của nó vẫn còn dai dẳng trong năm 2023.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Vậy lạm phát cao bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Nhìn lại diễn biến lạm phát thời gian qua có thể thấy, thời kỳ lạm phát vừa phải và lãi suất thấp kéo dài đã kết thúc đột ngột sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các chính phủ và các NHTW phải bơm một lượng tiền lớn để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch. Mặc dù điều đó đã giúp duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và cứu trợ các hộ gia đình, nhưng nó cũng khiến cân bằng cung - cầu bị bóp méo hơn bao giờ hết.

Đến năm 2021, khi các biện pháp phong tỏa kết thúc và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng với tốc độ sau suy thoái nhanh nhất trong 80 năm, tất cả số tiền kích thích đó đã tràn vào hệ thống thương mại thế giới. Thế nhưng các nhà máy mới mở cửa trở lại sau dịch không thể tăng tốc đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu. Trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp đã gây ra tình trạng thiếu lao động trong nhiều lĩnh vực và tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến giá nhiều loại hàng hóa cơ bản, đặc biệt là giá năng lượng tăng đột biến.

Chưa hết cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2 và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga - một nhà xuất khẩu dầu khí lớn - càng đẩy giá nhiên liệu lên cao hơn, qua đó thổi bùng ngọn lửa lạm phát.

Lạm phát được xem là một loại thuế đánh vào người nghèo vì nó tác động mạnh nhất tới những người có thu nhập thấp và lạm phát hai con số đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn thế giới.

Đặc biệt khi mùa đông đang đến trên khắp bán cầu bắc, khó khăn lại càng lớn do hóa đơn nhiên liệu tăng cao. Tại không ít quốc gia đã chứng kiến những cuộc đình công của người lao động trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe đến hàng không, để yêu cầu tiền lương theo kịp lạm phát. Trong khi đó, giá lương thực tăng vọt đang làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và đau khổ ở các nước nghèo hơn, từ Haiti đến Sudan và Lebanon đến Sri Lanka.

Để kiềm chế lạm phát, các NHTW trên khắp thế giới đã buộc phải tăng nhanh lãi suất. Đến cuối năm 2023, IMF dự kiến lạm phát toàn cầu sẽ giảm xuống 4,7% - chỉ bằng một nửa mức hiện tại. Thế nhưng cái giá phải trả là kinh tế toàn cầu cũng giảm tốc mạnh, thậm chí nhiều nền kinh tế lớn còn có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đều mong muốn một sự "hạ cánh mềm" trong đó quá trình hạ nhiệt lạm phát diễn ra mà không có sự sụp đổ của thị trường nhà ở, doanh nghiệp phá sản hoặc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nhưng một kịch bản như vậy đã được chứng minh là khó đạt được trong các cuộc chạm trán với lạm phát cao trong quá khứ.

Theo đó từ Chủ tịch Fed Jerome Powell đến Chủ tịch ECB Christine Lagarde, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng liều thuốc tăng lãi suất có thể có vị rất đắng. Ngoài ra, những bất ổn địa chính trị và xung đột vũ trang cũng là những rủi ro rất lớn cho kinh tế toàn cầu trong năm tới.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố hồi tháng 10 vừa qua của IMF là một trong những báo cáo ảm đạm nhất khi dự báo cho biết 1/3 nền kinh tế trên thế giới có thể sẽ suy giảm vào năm nay và năm tới. Cơ quan này cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,7% so với dự báo 2,9% đưa ra hồi tháng 7. "Tóm lại, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái", IMF đánh giá.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

Ý kiến bạn đọc
Giá vàng lập kỷ lục mới, tâm lý FOMO ngập thị trường
00:35 ,01/11/2024

Đà tăng của giá vàng tiến về mốc 2.800 USD/oz được duy trì bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá USD ở mức cao, cho thấy mối lo về nợ nần đang là động lực chi phối mạnh mẽ hơn...

7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới?
14:34 ,15/10/2024

Phải chăng xu thế trả mặt bằng của các chuỗi kinh doanh đã lan đến thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản?

Chủ tịch VICOFA nói gì khi giá cà phê tăng điên cuồng trước vụ thu hoạch?
03:08 ,17/09/2024

Giá cà phê Robusta trên sàn London tối qua đã lúc lập đỉnh gần 5.500 USD/tấn, tăng đến 240 USD/tấn sau đó quay đầu giảm mạnh.

Mỹ: Động cơ quan trọng của kinh tế thế giới
03:33 ,03/09/2024

Mỹ được xem là một trong những đầu kéo quan trọng của kinh tế toàn cầu. Vai trò của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây càng trở nên quan trọng khi các đầu kéo khác, như châu Âu và Trung Quốc, suy yếu.

Sở hữu khối tài sản xấp xỉ 130 tỷ USD, Warren Buffett dùng 99% số tiền mình có để mua 1 cổ phiếu duy nhất và nắm giữ suốt 6 thập kỷ
03:45 ,09/07/2024

Với tài sản 127 tỷ USD, Warren Buffett cho biết ông đầu tư chủ yếu vào 1 cổ phiếu duy nhất.

Áp thuế 100% xe điện Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa, Chính quyền Tổng thống Biden khiến một mục tiêu tham vọng gặp khó
03:08 ,21/06/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tăng cường áp dụng xe điện. Nhưng mức thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm giảm sức cạnh tranh và tăng chi phí.

Trung Quốc tạo ra loại chip ‘gây sốc’: Giúp máy móc có nhận thức như não người, sở hữu tốc độ xử lý các tình huống nguy hiểm nhanh gấp 300 lần bình thường
03:00 ,05/06/2024

Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát triển một loạt chip thị giác lấy cảm hứng từ não người đầu tiên trên thế giới, có thể ứng dụng rộng rãi trong các phương tiện tự hành và lĩnh vực quốc phòng.

 

Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
04:01 ,22/05/2024

Tính đến ngày 1/4/2024, tổng nợ của chính phủ Mỹ là 34,63 nghìn tỷ USD, trong đó nợ công đạt 27,6 nghìn tỷ USD.

Ngân hàng Anh công bố giữ nguyên lãi suất, phát tín hiệu tiến đến cắt giảm trong thời gian tới
03:52 ,10/05/2024

Ngày 9/5, Ngân hàng Anh (BOE) đã công bố giữ nguyên lãi suất như nhiều người dự đoán. Họ cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt đang kiềm chế được lạm phát, nhưng cảnh báo rằng lãi suất không chắc sẽ được cắt giảm trong tháng 6.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng
20:14 ,15/04/2024

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hóa.

 
  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn