Cuộc chiến tiền tệ nhằm tranh giành lợi thế thương mại

Thứ hai, 17/10/2022, 00:42 GMT+7

Không chỉ nhân dân tệ (NDT), mà cả euro, bảng Anh, đô la Úc, yên Nhật và nhiều đồng tiền khác đều giảm giá mạnh trong thời gian qua so với đô la Mỹ. “Cuộc chiến tiền tệ” giữa các nước thông qua chính sách để đồng nội tệ mất giá có thể nhằm tranh giành lợi thế thương mại.

Cuộc chiến tiền tệ

Đồng NDT đã giảm khoảng 4% so với USD trong tháng 9 vừa qua, đánh dấu tháng thứ 7 đi xuống liên tiếp và đà giảm có thể sẽ còn kéo dài. Trong tuần vừa qua, đồng tiền của Trung Quốc thậm chí rơi xuống ngưỡng thấp nhất trên thị trường tiền tệ quốc tế. Trong khi đó, giá trị đồng tiền này trên thị trường nội địa giảm xuống đáy 14 năm so với đồng USD, điều chưa từng xảy ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay nhằm sớm “hạ nhiệt” lạm phát, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) làm ngược lại và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không có gì lạ khi đồng NDT dễ bị tổn thương trong bối cảnh nhà đầu tư giảm sự quan tâm tới các loại hình tài sản tại Trung Quốc khi lãi suất thấp hoặc sụt giảm.

Trong quý II, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ 0,4% do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách Zero Covid, trong khi thị trường bất động sản - trụ cột của nền kinh tế, liên tục suy yếu. Mới đây, Trung Quốc bị Ngân hàng Thế giới (WB) hạ triển vọng tăng trưởng.

Không chỉ NDT, cả euro, bảng Anh, đô la Úc, yên Nhật và nhiều đồng tiền khác đều đang giảm mạnh so với đô la Mỹ. Đáng lưu ý là tuy đồng NDT hướng tới năm giảm giá mạnh nhất trong vòng gần ba thập niên trở lại đây, PBoC vẫn chưa thực hiện bất cứ giải pháp nào hoặc can thiệp vào thị trường nhằm hạn chế đà giảm giá của đồng nội  tệ, giống như Nhật Bản và Anh đã làm thời gian gần đây. Đơn cử như Nhật Bản mới đây nhất, khi đồng yên chạm đáy sau 24 năm, đã quyết định chi gần 20 tỷ USD để ngăn đà giảm.

Trong khi đó, hầu hết các nước ASEAN đã vào cuộc để bảo vệ nội tệ, chống lại đô la Mỹ mạnh và do ngoại hối dự trữ giảm ở mức cao. 

Cạnh tranh thương mại

Cuộc chiến tiền tệ giữa các nước thông qua chính sách để đồng nội tệ mất giá mạnh có thể nhằm tranh giành lợi thế thương mại. Một số ý kiến cho rằng tỷ giá đồng yên giảm mạnh trong nửa đầu năm có thể khiến nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu phá giá đồng tiền để đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Chính vì vậy, nhiều nước cũng không mấy mặn mà tìm cách bảo vệ đồng nội tệ, như Trung Quốc là một minh chứng, khi lĩnh vực xuất khẩu ước tính đóng góp 1/3 tăng trưởng trong năm nay. 

Giới chuyên gia tài chính cho rằng, việc phá giá tiền tệ có thể thúc đẩy xuất khẩu, nhưng cần chú ý đến mức độ mất giá ở các nền kinh tế và liệu có tồn tại hiện tượng cạnh tranh phá giá hay không. 

Theo các nhà phân tích, mặc dù đồng NDT chạm mức thấp nhất trong hai năm so với USD, nhưng các đồng tiền châu Á khác cũng cho thấy sự sụt giảm mạnh hơn. Điều này có thể gây thêm rủi ro tài chính trong khu vực và làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc. Ngược lại, nhiều chuyên gia dự báo NDT mất giá không chỉ ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, mà còn lan sang những quốc gia ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, bởi sẽ kéo giảm sức cạnh tranh về hàng hóa xuất khẩu từ những quốc gia khác. 

Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính cho rằng, việc phá giá tiền tệ có thể thúc đẩy xuất khẩu, nhưng cần chú ý đến mức độ mất giá ở các nền kinh tế và liệu có tồn tại hiện tượng cạnh tranh phá giá hay không. Sự ổn định của NDT đóng vai trò quan trọng hơn đối với Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung qua hoạt động thương mại. Đối với nhiều nền kinh tế mới nổi, đồng NDT thậm chí được xem là một “móc neo” quan trọng.

PBoC có lẽ cũng muốn tránh đà giảm giá của đồng NDT vượt ngoài tầm kiểm soát, gây ra tình trạng thất thoát vốn và tăng giá các mặt hàng nhập khẩu. Vì vậy, gần đây PBoC phát đi những tín hiệu sẽ tìm cách hạn chế sự mất giá của đồng bản tệ.

Ngoài việc ấn định tỷ giá ở ngưỡng cao, phát đi các tín hiệu cảnh báo và gia tăng chi phí bán khống đồng NDT, PBoC có thể chỉ đạo trực tiếp các ngân hàng lớn giới hạn đà trượt giá của đồng tiền này. Một số phương án khác trong rổ công cụ mà PBoC có thể áp dụng bao gồm hỗ trợ tỷ giá thông qua khối lượng giao dịch hằng ngày và bơm thêm thanh khoản vào các thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. 

Đầu tháng 9, PBoC tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc từ 8% xuống 6% đối với các tổ chức tài chính, động thái được cho là nhằm chặn đà mất giá của đồng NDT. Hồi tháng 4, PBoC cũng đã có động thái tương tự khi quyết định hạ tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc của các tổ chức tài chính từ 9% xuống 8% kể từ ngày 15/5/2022. 

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Ý kiến bạn đọc
CEO Samsung đột ngột qua đời là ai?
05:07 ,27/03/2025

Thứ Ba, ngày 25/3, Samsung Electronics thông báo Co-CEO Han Jong-hee đã qua đời vì ngừng tim. Ông hưởng thọ 63 tuổi.

Câu chuyện ít biết về ‘bộ tứ’ đã tạo ra Google Maps
05:17 ,12/02/2025

20 năm qua, Stephen Ma và 3 người bạn đồng sáng lập Google Maps hầu như lui về phía sau cánh gà. Họ không xấu hổ hay hối tiếc mà đơn giản không thích khoe khoang về việc đã góp phần tạo ra nền tảng bản đồ trực tuyến phổ biến nhất thế giới.

Những công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới
20:36 ,07/01/2025

Dẫn đầu thế giới về giá trị vốn hóa thị trường là công ty Mỹ Nvidia. Tính tới ngày 30/12/2024, công ty này đạt vốn hóa 3,4 nghìn tỷ USD với phần lớn con số này là thành quả tăng trong năm 2024...

Lần đầu tiên sau 14 năm, Trung Quốc cam kết nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng
21:07 ,11/12/2024

Một chuyên gia nhận định tuyên bố mới từ Bắc Kinh "là tín hiệu cho thấy sẽ có sự kích thích mạnh mẽ bằng chính sách tài khóa, cắt giảm sâu lãi suất và mua tài sản trong năm 2025"...

Thị trường tiền điện tử sắp bước vào mùa altcoin
21:48 ,03/12/2024

Tom Lee, nhà sáng lập Fundstrat, nhận định thị trường tiền điện tử có thể đang tiến tới một giai đoạn mà các đồng tiền điện tử vốn hóa nhỏ sẽ bắt đầu vượt trội so với các đồng tiền vốn hóa lớn hơn.

Giá vàng lập kỷ lục mới, tâm lý FOMO ngập thị trường
07:35 ,01/11/2024

Đà tăng của giá vàng tiến về mốc 2.800 USD/oz được duy trì bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá USD ở mức cao, cho thấy mối lo về nợ nần đang là động lực chi phối mạnh mẽ hơn...

7-Eleven đóng cửa 444 chi nhánh: Chuyện gì đang xảy ra với chuỗi siêu thị tiện lợi lớn nhất thế giới?
20:34 ,15/10/2024

Phải chăng xu thế trả mặt bằng của các chuỗi kinh doanh đã lan đến thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản?

Chủ tịch VICOFA nói gì khi giá cà phê tăng điên cuồng trước vụ thu hoạch?
09:08 ,17/09/2024

Giá cà phê Robusta trên sàn London tối qua đã lúc lập đỉnh gần 5.500 USD/tấn, tăng đến 240 USD/tấn sau đó quay đầu giảm mạnh.

Mỹ: Động cơ quan trọng của kinh tế thế giới
09:33 ,03/09/2024

Mỹ được xem là một trong những đầu kéo quan trọng của kinh tế toàn cầu. Vai trò của kinh tế Mỹ trong những năm gần đây càng trở nên quan trọng khi các đầu kéo khác, như châu Âu và Trung Quốc, suy yếu.

Sở hữu khối tài sản xấp xỉ 130 tỷ USD, Warren Buffett dùng 99% số tiền mình có để mua 1 cổ phiếu duy nhất và nắm giữ suốt 6 thập kỷ
09:45 ,09/07/2024

Với tài sản 127 tỷ USD, Warren Buffett cho biết ông đầu tư chủ yếu vào 1 cổ phiếu duy nhất.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn