Nhu cầu xã hội lớn, cam kết có việc làm nhưng nhiều ngành vẫn chật vật tuyển sinh

Thứ ba, 21/03/2023, 11:52 GMT+7

Dù khát nhân lực và cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thế nhưng một số ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, nông lâm, thủy sản vẫn chật vật trong công tác tuyển sinh.

 

Thí sinh tìm hiểu thông tin các trường đại họcThí sinh tìm hiểu thông tin các trường đại học

PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp ĐH Mỏ - Địa chất cho biết, là trường chuyên đào tạo nhóm ngành kỹ thuật, với nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà trường rất chú trọng đến những ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, có một số ngành xã hội đang rất cần nhưng thí sinh lại ít quan tâm như Kỹ thuật tuyển khoáng, Kỹ thuật địa vật lý.

“Ví dụ, như hoạt động thăm dò dưới lòng đất không thể thiếu những kỹ sư ngành Kỹ thuật địa vật lý. Hay trong việc khai thác khoáng sản, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức bán thô, giá thành không cao, ngành Tuyển khoáng sẽ giúp khai thác và bán được khoáng sản với chất lượng tốt hơn, giá cao hơn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên có thể chưa tìm hiểu nên chưa thực sự hứng thú với những ngành này. Năm 2022, ngành Kỹ thuật tuyển khoáng lấy 30 chỉ tiêu, nhưng số lượng tuyển đầu vào chỉ khoảng 10 thí sinh, ngành Kỹ thuật địa vật lý trong khoảng 3-4 năm trở lại đây mỗi khóa chỉ tuyển được trên dưới 5 sinh viên”, PGS.TS Nguyễn Việt Hà cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hà, nhiều ngành kỹ thuật có nhu cầu xã hội lớn nhưng vẫn rất khó tuyển sinh (Ảnh: HUMG)Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hà, nhiều ngành kỹ thuật có nhu cầu xã hội lớn nhưng vẫn rất khó tuyển sinh (Ảnh: HUMG)

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Việt Hà, nhu cầu xã hội với những ngành trên hiện rất lớn, sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường đã có thể nhận mức lương từ 15 triệu. "Hàng năm, nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản đều tìm đến nhà trường để tuyển dụng, song nhà trường lại không có đủ sinh viên để giới thiệu cho doanh nghiệp. Hay không ít các công ty cây xanh đô thị hiện nay cũng đang “khát” kỹ sư học ngành Kỹ thuật địa vật lý để thăm dò mức độ mục nát của cây, đảm bảo an toàn đô thị nhưng rất khó tuyển".

Tương tự, Ths Nguyễn Trọng Tuynh, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp cũng cho rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia có thu nhập chủ yếu đến từ nông nghiệp, nhu cầu về lao động trong lĩnh vực này rất lớn, tuy nhiên ngày nay nhiều người trẻ vẫn e ngại khi chọn những ngành liên quan đến nông nghiệp.

“Chỉ tính trong số 43 ngành đào tạo của Học viện, thì nhóm ngành về kinh tế, xã hội có sức hút lớn hơn hẳn các nhóm ngành truyền thống. Một số ngành như chăn nuôi, thú y, thủy sản, số lượng thí sinh đăng ký vẫn khá nhiều, nhưng không còn thu hút như những năm trước đây. Nhiều học sinh vẫn còn e ngại khi học nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay nông nghiệp chuyển sang ứng dụng công nghệ cao, không có nghĩa sinh viên ra trường sẽ phải làm trực tiếp”, Ths Nguyễn Trọng Tuynh cho biết.

Ths Nguyễn Trọng Tuynh, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt NamThs Nguyễn Trọng Tuynh, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Còn theo PGS.TS Hà Văn Huân, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Lâm nghiệp, không nằm ngoài xu thế chung, các ngành nhóm kinh tế, công nghệ tại trường cũng thu hút nhiều thí sinh đăng ký hơn hẳn các ngành truyền thống như Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Chế biến lâm sản. Đây là những ngành xã hội có nhu cầu rất lớn nhưng vẫn khó khăn trong việc thu hút sinh viên theo học. So với chỉ tiêu đề ra, năm 2022, những ngành trên chỉ tuyển sinh được khoảng 50-60% chỉ tiêu.

“Đây là những ngành sinh viên có cơ hội việc làm rất tốt, nhà trường bảo lãnh 100% sinh viên ra trường có việc làm, riêng ngành Chế biến gỗ, nếu sinh viên không có việc làm, nhà trường sẽ hoàn trả lại 100% kinh phí đào tạo. Hàng năm cũng có rất nhiều doanh nghiệp đến tuyển dụng nhưng không có sinh viên để đáp ứng", PGS.TS Hà Văn Huân nói.

Cần giải pháp hỗ trợ, tránh mất cân đối ngành nghề

PGS.TS Nguyễn Việt Hà nhận định, nguyên nhân khiến nhiều ngành khối kỹ thuật khó tuyển sinh xuất phát từ sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Hiện nay đa số thí sinh có xu hướng lựa chọn nhóm ngành về kinh tế, công việc có tính chất nhẹ nhàng, thu nhập tốt, nhóm ngành kỹ thuật ít được thí sinh quan tâm hơn.

Để khắc phục tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Việt Hà cho rằng, từ tầm vĩ mô, Nhà nước cần có những cơ chế đặc thù cho nhóm ngành kỹ thuật như đầu tư cho các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập của sinh viên. Hay ở một số quốc gia như Australia, khi số lượng sinh viên chọn ngành kỹ thuật thấp, chính phủ đã có những chương trình định hướng từ cấp 1 cho những học sinh có ước mơ theo ngành này.

PGS.TS Hà Văn Huân cũng đồng quan điểm rằng, nhiều ngành nhóm kỹ thuật, nông lâm nghiệp đang khó tuyển sinh xuất phát từ tâm lý lựa chọn ngành nghề của giới trẻ như ưa thích những công việc nhẹ nhàng tại các thành phố lớn, thích những ngành nghề dịch vụ hơn là những ngành nghề mang tính kỹ thuật, yêu cầu phải lao động trực tiếp.

Bên cạnh đó, hiện nay công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT ngày càng rõ, ngoài con đường vào đại học, các em còn rất nhiều hướng đi khác như du học, học nghề, xuất khẩu lao động, tham gia trực tiếp vào thị trường lao động… Hiện cả nước chỉ có khoảng 47% học sinh vào đại học, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển sinh của các trường. Ngoài ra, công tác truyền thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn ngành nghề của học sinh.

Từ những khó khăn trên, PGS.TS Hà Văn Huân kiến nghị Nhà nước cần đẩy mạnh dự báo về nhu cầu lao động trong tương lai để học sinh thấy rõ được cơ hội nghề nghiệp, vị trí việc làm từng ngành nghề. Bên cạnh đó, với những ngành cần cho sự phát triển của xã hội, nhưng đang thiếu nguồn nhân lực, cần có những chính sách hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo, nhất là những sinh viên thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các chính sách về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt sẽ góp phần thu hút thí sinh tốt hơn.

Về phía cơ sở đào tạo, từ thực tế đã áp dụng, PGS.TS Hà Văn Huân cho rằng, việc tăng cường kết nối với doanh nghiệp sẽ giúp giải bài toán khó về tuyển sinh tại nhiều ngành: “Những năm gần đây, khi nhà trường liên kết với doanh nghiệp, để doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ chi phí học tập 1 số ngành và sinh viên được cam kết nhận vào doanh nghiệp sau khi ra trường, lượng sinh viên đăng ký vào các ngành này cao hơn hẳn”, PGS.TS Hà Văn Huân cho biết thêm và nhấn mạnh rằng, nếu không có các giải pháp đồng bộ bao gồm cả truyền thông để người học thấy rõ lợi ích từng ngành nghề, trong tương lai sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối lao động xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trao đổi về nội dung này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, có nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng nhưng lại ít thí sinh theo học. Nguyên nhân do quá trình theo học những ngành đó khó khăn, vất vả hơn, cần nhiều trang thiết bị hơn, hay việc truyền thông chưa tốt khiến thí sinh chưa hiểu rõ về đặc điểm ngành nghề, dẫn đến không lựa chọn.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các trường cần khảo sát xã hội để thấy rõ ngành nào đang có nhu cầu lớn, từ đó xây dựng các chính sách đào tạo tuyển sinh cũng như kết hợp với các trường THPT đẩy mạnh hướng nghiệp để thí sinh hiểu rõ về vai trò và cơ hội của mỗi ngành nghề. Bên cạnh đó cũng cần sự quan tâm của Nhà nước cho các ngành quan trọng như khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ để giảm bớt khó khăn cho sinh viên khi theo học. Hiện nay Chính phủ đã có một số chính sách hỗ trợ cho các ngành khoa học cơ bản như vật lý, hóa học, toán học cũng như các ngành kỹ thuật công nghệ khác song sự hỗ trợ trực tiếp cho đào tạo chưa được nhiều.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đang xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển công nghệ cao. Trong đó đề xuất các giải pháp như chính sách hỗ trợ, gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo hợp tác quốc tế để tăng sự thu hút của các ngành nghề với thí sinh, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng như phòng thí nghiệm, thực hành, hỗ trợ đào tạo sau đại học. Đề án này đang được nghiên cứu trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

“Tất nhiên ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các trường đại học cũng cần nỗ lực để thu hút thí sinh”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh./.

Nguồn: vov.vn

Ý kiến bạn đọc
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2024: Phát triển bền vững, xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo
03:00 ,27/03/2024

Năm 2024, WIPO đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo.

Được coi là "ngành hot" được ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất năm 2024, mức lương ngành Marketing "khủng" cỡ nào?
02:48 ,11/03/2024

Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu, thu hút và giữ... Hiện nay, Marketing là một ngành hot, được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong nấc thang sự nghiệp của mình.

Nhiều trường ĐH không xét tuyển bằng học bạ
02:47 ,19/02/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các trường ĐH tránh sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển không cần thiết. Nhiều trường ĐH tốp trên vừa thông báo từ chối xét tuyển bằng học bạ.

KIDSmoov Thực Hiện Bước Tiến Lớn Hướng Tới Cách Mạng Hóa Giáo Dục Về Thể Dục Và Thể Thao Cho Trẻ Em
12:59 ,23/01/2024

Trong một thế giới nơi trẻ em ngày càng bị ràng buộc với màn hình và thiết bị kỹ thuật số, KIDSmoov nổi lên như một ngọn hải đăng hy vọng cho các bậc cha mẹ đang tìm kiếm một cách tiếp cận sôi động, tích cực và toàn diện để chăm sóc sức khỏe thể chất của con mình.

Đại học nổi danh nước Mỹ trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho "Vua ô mai" Việt Nam
10:37 ,17/01/2024

Trong khuôn khổ "Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu" diễn ra tại Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Đại học Apollos (Hoa Kỳ) đã trao bằng Viện sĩ - Giáo sư - Tiến sĩ Danh dự cho 52 người Việt Nam xuất sắc, trong đó có ông Nguyễn Hồng Lam bởi những đóng góp tích cực trong hoạt động đổi mới, sáng tạo cộng đồng xã hội.

Giảng dạy vì Việt Nam tổ chức giải chạy gây quỹ: “Chạy Vì Giáo Dục - Run For Education”
17:31 ,08/01/2024

Ngày 6/1/2024, Giảng dạy vì Việt Nam - Teach For Viet Nam (TFV) tổ chức giải chạy Chạy Vì Giáo Dục - Run For Education trực tiếp tại khu đô thị Vạn Phúc, TP Thủ Đức, TPHCM. Giải chạy với thông điệp “Kiến tạo bước chạy, kết nối tương lai” thu hút hơn 800 VĐV tham gia, nhằm gây quỹ 2.000.000.000 đồng để cùng 2 tỉnh Quảng Nam và Đồng Tháp kiến tạo nền giáo dục hoàn thiện cho 4.000 học sinh tại 15 trường công lập thông qua cơ hội được tiếp cận 3 bộ môn: Tiếng Anh, STEM, Giáo dục khởi nghiệp.

TP HCM sẽ hoàn trả học phí đã tạm thu trước ngày 31-1
09:18 ,04/01/2024

Các cơ sở có học sinh THCS đã thực hiện tạm thu học phí sẽ hoàn trả theo mức thu học phí THCS được quy định tại Nghị quyết số 28/2021 của HĐND TP theo 2 nhóm. Nhóm 1: 60.000 đồng/học sinh/tháng. Nhóm 2: 30.000 đồng/học sinh/tháng.

Làm sao cai nghiện game cho con?
10:56 ,11/12/2023

Từ ngày nghiện game, nghiện mạng xã hội, con trở nên gắt gỏng, mắt lúc nào đờ đẫn, ai nói động đến là trợn lên sòng sọc và gần như không kiểm soát được hành vi, lời nói…

Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam trao tặng hơn 400.000 hộp sữa Fami Canxi cho học sinh tại tỉnh Sóc Trăng
15:45 ,25/10/2023

Ngày 25/10/2023 - Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam đã phối hợp với Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tổ chức Lễ khởi động chương trình “Dinh dưỡng cân bằng cho thế hệ tương lai” tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là hoạt động tiếp nối hành trình mang nguồn dinh dưỡng lành mạnh từ tự nhiên đến cho các em học sinh trên khắp cả nước, đã được Quỹ bền bỉ thực hiện trong nhiều năm qua.

Nhiều hoạt động trải nghiệm tại Ngày hội Tân sinh viên TP.HCM năm 2023
13:25 ,21/10/2023

Ngày hội Tân Sinh viên lần thứ 18 năm 2023 với chủ đề “Khát vọng Sinh viên” đã chính thức khai mạc vào sáng nay 21/10/2023 tại Nhà Văn hóa Sinh viên - Khu Đô thị ĐHQG TP.HCM thu hút hơn 3.000 sinh viên tham gia.

  • Email
    Chăm sóc khách hàng
    Thanh Lan
Hotline:
0903363427
Thanh Lan
(Chăm sóc khách hàng)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Phản hồi của bạn