Tối 26/11, chương trình phát sóng trực tiếp (livestream) “Dân hỏi - Thành phố trả lời” đã giải đáp các phản ánh, thắc mắc của người dân xoay quanh chủ đề “Công tác chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại và những lưu ý về tình hình dịch bệnh".
Tham dự chương trình có Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, BS Nguyễn Hữu Hưng và Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP Dương Trí Dũng.
Trước đề nghị đánh giá việc thí điểm cho học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) học trực tiếp, tại chương trình, Phó Giám đốc Sở Giáo dục&Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM Dương Trí Dũng cho biết, Thạnh An là nơi có mật độ dân cư thấp, nằm biệt lập với huyện Cần Giờ, đặc điểm vị trí khá ổn về mặt phòng chống dịch. Sau một thời gian thí điểm, việc dạy và học trực tiếp tại trường thu được kết quả khả quan. Các em học sinh học tập thoải mái, công tác giảng dạy của giáo viên cũng đạt kết quả tốt. Qua đó, ngành giáo dục cũng rút ra nhiều bài học, tiêu biểu là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân, phụ huynh, trường học trên nền tảng xây dựng phương án thích ứng an toàn cho các đơn vị trường học, đảm bảo các bộ tiêu chí, quy định liên quan.
Trong thời gian từ ngày 20/10 tới nay, các trường đã thích ứng với việc chuyển trạng thái dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến khi có phát hiện F0. Khi phát hiện ca bệnh, những em F0, F1 sẽ chuyển sang học trực tuyến, sau khi điều trị khỏi bệnh hoặc hoàn thành cách ly thì lại đi học bình thường.
TP đã phê duyệt bộ tiêu chí đảm bảo an toàn trường học, đề cập đến khoảng cách an toàn giữa các em học sinh.
Qua thí điểm trên, theo ông Dương Trí Dũng, ngành giáo dục sẽ báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM kế hoạch cho học sinh trên các địa bàn khác của TP được quay lại trường học tập.
Trả lời câu hỏi làm sao để đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi số lượng học sinh trong một lớp đều trong khoảng 30 - 40 em, Phó Giám đốc Sở GD&-ĐT cho rằng, đây là vấn đề trăn trở của phụ huynh, học sinh và cả ngành giáo dục. Sau khi trao đổi, bàn luận, Sở Y tế và Sở GD&ĐT đã trình UBND TP phương án tốt nhất để đưa học sinh trở lại trường. TP đã phê duyệt bộ tiêu chí đảm bảo an toàn trường học, đề cập đến khoảng cách an toàn giữa các em học sinh.
Cụ thể, bộ tiêu chí hướng dẫn việc quản lý học sinh thế nào để các em hoạt động, trao đổi, giữ khoảng cách trong nhà trường một cách an toàn. Để thích ứng với điều kiện mới, ngành giáo dục cũng đưa ra phương án cho học sinh hoạt động theo nhóm, vừa nâng cao kỹ năng mềm, vừa quản lý việc phòng, chống dịch của các em.
Đối với những học sinh không được/hoãn tiêm vaccine COVID-19 vì nhiều lí do, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, các em vẫn được trường bình thường như học sinh khác. Tuy nhiên, nhà trường, thầy cô sẽ coi những học sinh trên là nhóm đối tượng cần được hỗ trợ đặc biệt. Ngoài học tập, các em sẽ được quan tâm về các phương diện khác để đảm bảo an toàn.
Sớm ban hành cẩm nang hướng dẫn phòng, chống dịch trong trường học
Thông tin với người dân, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho hay, Sở Y tế TP đã hoàn thành cẩm nang hướng dẫn cho giáo viên và học sinh khi dạy, học trực tiếp. Đồng thời, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản của ngành y tế. Cẩm nang này đang được chuyển cho các sở, ngành liên quan góp ý và thống nhất. Trước khi học sinh đi học lại, ngành giáo dục và y tế sẽ ban hành và chuyển tải đến các trường.
Nhiều phụ huynh cũng băn khoăn học sinh 12-18 tuổi được tiêm vaccine, nhưng các em nhỏ tuổi hơn chưa được tiêm vaccine thì đến trường thế nào cho an toàn.
Ông Dương Trí Dũng cho hay, thành phố cũng đang giải quyết vấn đề này. Những em đủ tuổi thì được tiêm vaccine. Ngành giáo dục và y tế sẽ xây dựng phương án an toàn cho học sinh khi trở lại trường kể cả đối tượng đã tiêm và chưa tiêm. Vì đến trường là quyền lợi của tất cả học sinh.
Tối 26/11, chương trình phát sóng trực tiếp (livestream) “Dân hỏi - Thành phố trả lời” đã giải đáp các phản ánh, thắc mắc của người dân xoay quanh chủ đề “Công tác chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại và những lưu ý về tình hình dịch bệnh".
Trong buổi livestream, ngành y tế cũng nhận được một số băn khoăn của người dân khi nhiều F0 không liên lạc được với y tế địa phương để được hỗ trợ. Trả lời vấn đề này, ông Hưng cho biết ngành y tế TP đã phân công cho trung tâm y tế, trạm y tế trực điện thoại 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin liên quan đến dịch bệnh, trạm y tế tiếp cận hỗ trợ. Nếu không gọi được y tế địa phương, người dân có thể gọi điện lên đường dây nóng của Sở Y tế (0967.771.010), tổ điều phối của Sở Y tế (0989.401.155).
Phó Giám đốc Sở Y tế cũng khuyến cáo, khi test nhanh tại nhà dương tính, người dân phải thông báo ngay cho y tế địa phương. Người dân ở khu vực có nhiều F0 nên cẩn trọng trong tiếp xúc, đi lại, giao lưu trong khu vực.
Hiện nay có một bộ phận người dân có biểu hiện chủ quan lơ là, nghĩ rằng tiêm đủ mũi vaccine ra sẽ an toàn. Theo ông Hưng, trước tình hình dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát triệt để, người dân cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không chủ quan. Cùng với đó, không nên lựa vắc xin để trì hoãn, cố gắng ăn uống đủ chất nhằm tăng cường sức khoẻ.
Nguồn: Pha Lê/baodansinh.vn
Harry Lennix - thành viên Viện Hàn lâm - cho biết hành động của Will Smith là vết nhơ khó tha thứ. Nam diễn viên cần tự nguyện trả lại tượng vàng để chuộc lỗi.
Năm học 2022-2023, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12-6.
Sau gần 02 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, chương trình Mỗi đêm nhạc – Một mảnh đời tiếp tục trở lại số 46 với chủ đề “Cảm ơn tình yêu” nhằm gây quỹ giúp đỡ hoàn cảnh chị Lê Trần Đỗ Quyên có chi phí điều trị ung thư trực tràng.
Động lực nào để Hệ sinh thái Khởi nghiệp Việt Nam “hồi sinh” sau đại dịch? Động lực nào để doanh nghiệp khởi nghiệp Việt bật dậy sau COVID-19? Trong 2 năm qua, khủng hoảng đã tác động lên toàn nền kinh tế, và ảnh hưởng nhiều nhất chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Chúng ta thấy gì từ hơn 90 ngàn doanh nghiệp “khai tử” chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021? Đằng sau mỗi doanh nghiệp ngừng hoạt động là sự mất đi sinh kế, nguồn sống của người lao động. Đây chính là động lực thôi thúc mạnh mẽ mục tiêu sống còn: phục hồi kinh tế sau đại dịch - hồi sức cho doanh nghiệp để mở kế sinh nhai cho người lao động - chúng ta không có lựa chọn thua cuộc - “We Will Win”.
Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM Trịnh Duy Trọng cho biết trẻ chưa tiêm chủng vẫn có thể đến trường, không bị hạn chế học tập cũng như tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Những em này sẽ được nhà trường có chăm lo, quan tâm, có biện pháp bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
Ngày 14/3, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần – 2022. Theo đó, sẽ có nhiều hoạt động thuộc phần lễ và phần hội diễn ra trong dịp này.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các em học sinh có dịp trải nghiệm quá trình đào tạo và nghiệp vụ thực tế trong lĩnh vực hàng không. Hoạt động nằm trong chương trình “Vietnam Airlines Day Camp” - Trải nghiệm hướng nghiệp thực tế nghề hàng không do Vietnam Airlines và Vietfuture phối hợp tổ chức.
Theo thông tin từ Bộ GDĐT, từ ngày 21/2 tới đây cả nước có 62/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp. Tất cả các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022.
Các trường đại học đang rà soát lại việc sinh viên được tiêm phủ hai mũi vaccine phòng COVID-19 và cấp độ dịch bệnh của địa phương để đón sinh viên trở lại học tập trung.