Các doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi thu hút người tiêu dùng, góp phần quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết phục vụ người dân. Các doanh nghiệp còn “tung” ra nhiều Chương trình khuyến mãi thu hút người tiêu dùng, góp phần giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, khắc phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Đến thời điểm này, hầu hết tiểu thương tại các chợ lớn ở thành phố Đà Nẵng đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết, tuy nhiên lượng người mua chưa nhiều như mọi năm. Bà Lê Thị Xuân, tiểu thương chợ Đống Đa cho biết, hiện tại giá cả có giảm hơn nhiều so với thời điểm năm ngoái nhưng người mua rất ít.
“Năm nay lượng hàng bán giảm đi rất nhiều bởi lượng khách không có. So với mọi năm, lượng hàng tiêu thụ rất chậm. Các tiểu thương năm nay buôn bán rất khó khăn. Ngay cả các loại thực phẩm thiết yếu như giá thịt heo dù giá đã giảm nhiều nhưng người mua vẫn ít”, bà Xuân cho biết.
Tại các Siêu thị ở TP Đà Nẵng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu người tiêu dùng.
Dịp Tết năm nay, Siêu thị Co.opmart tại thành phố Đà Nẵng đã chuẩn bị hàng hóa trị giá khoảng 95 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu ở các loại: gạo tẻ, nếp thịt, rau củ quả, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo mứt hạt dưa…
Ông Lê Quang Thanh, Phó Giám đốc siêu thị Coopmart Đà Nẵng cho biết, lượng hàng dự trữ của đơn vị tăng khoảng 20%. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ dịp giáp Tết chỉ tăng khoảng 10%. Từ nay đến Tết, Siêu thị Co.opmart tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá một số mặt hàng nhằm kích cầu người tiêu dùng.
"Những ngày cuối năm, siêu thị đã tăng cường những chương trình khuyến mại cả hệ thống, khiến một số mặt hàng giảm giá rất sâu, giảm đến 50%. Ngoài ra siêu thị có kích cầu thêm bằng các hoath động khác như tích điểm cho khách hàng khi mua sắm tại siêu thị; giảm giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, đồ dùng may mặc tạo thêm cho người dân nhu cầu mua sắm vào những ngày cuối năm", ông Thanh cho biết.
Nhằm đảm bảo phục vụ Tết Nguyên đán năm nay, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động dự trữ hàng hóa trị giá hơn 1.700 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở Công thương cũng đã vận động doanh nghiệp tiếp tục tham gia Chương trình bán hàng thịt heo bình ổn phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Dự kiến, có khoảng 15 - 16 điểm bán tập trung tại các chợ gần các khu dân cư với giá bán được niêm yết công khai. Các điểm bán hàng bình ổn được tổ chức từ ngày 9 đến 11/2/2021 (tức ngày 28 - 30 tháng Chạp Âm lịch).
Ông Lê Đức Viên, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết, từ nay đến Tết nguyên Đán, Sở Công Thương thành phố triển khai đưa hàng phục vụ đồng bào miền núi tại 2 xã Hòa Phú và Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Mỗi địa điểm sẽ tổ chức một chuyến xe lưu động đưa hàng và phục vụ bán hàng từ các ngày 15 đến 18 tháng Chạp với giá ưu đãi.
"Hiện nay ngành Công Thương triển khai phương án chuẩn bị gạo, thịt và nhu yếu phẩm cần thiết cho vùng nông thôn, vùng miền núi thành phố Đà Nẵng, đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng. Quản lý thị trường luôn luôn kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết giá công khai đúng chất lượng, đúng sản phẩm, đơn vị nào vi phạm pháp luật sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm", ông Viên cho biết.
Nguồn: Tuyết Lê/vov.vn
Ngày 12/1, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hội thảo tham vấn “Cải cách cơ chế, chính sách và quy định hành chính nhằm phát triển ngành Da giày – Túi xách Việt Nam” tại TPHCM với sự tham dự của hơn 100 đại biểu.
Các quan chức chính phủ ở châu Âu và Mỹ đang cảnh báo người dân về hình thức lừa đảo lấy tiền và dữ liệu cá nhân qua bán vaccine COVID-19 đang ngày càng gia tăng.
Trong tuần qua, giá thịt lợn tiếp tục tăng mạnh. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, dịp Tết Nguyên đán sắp tới, người tiêu dùng khó được mua thịt lợn với giá rẻ.
Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.220 đồng), giá vàng thế giới đương 52,37 triệu đồng/lượng, thấp hơn 3,23 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.
Trong nội dung Công văn số 5725/SCT-QLTM, ban hành ngày 18-12, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ sở nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu tăng cường các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch Covid-19.
Giáng sinh đang đến gần, tại TPHCM, dù giá cả các sản phẩm trang trí tăng không đáng kể nhưng sức mua giảm từ 20-30% so với cùng thời điểm các năm trước.
Thị trường gạo Châu Á gần đây trở nên sôi động khi Bangladesh quay trở lại nhập khẩu gạo sau 3 năm vắng bóng, và Trung Quốc cũng lùng sục mua gạo từ tận Ấn Độ do nguồn cung của những nướng láng giềng là Thái Lan, Myanmar và Việt Nam hiện không dồi dào nên giá cao.
8,15 tấn găng tay y tế có dấu hiệu đã qua sử dụng vừa được Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên phát hiện, tịch thu và xử lý.
Sáng 9/12/2020, tại TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc trực tiếp và trực tuyến Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2020 (Vietnam Foodexpo 2020) và Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Forum 2020). Triển lãm và Hội nghị nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2020, do Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì kết nối hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường trong lĩnh vực thực phẩm.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch đạt 69,9 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước.